Tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự thì Chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm hỏi người kháng cáo những vấn đề nào?
- Người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự thì Tòa án sẽ đình chỉ yêu cầu kháng cáo đó đúng không?
- Tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự thì Chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm hỏi người kháng cáo những vấn đề nào?
- Nguyên đơn trong vụ án dân sự được rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm không?
Người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự thì Tòa án sẽ đình chỉ yêu cầu kháng cáo đó đúng không?
Tòa án có đình chỉ yêu cầu kháng cáo khi người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự không, theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Hoãn phiên tòa phúc thẩm
1. Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.
2. Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
3. Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Trong phần quyết định của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó.
Người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
4. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 233 của Bộ luật này.
Theo quy định trên, tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự, nếu người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa (trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt).
Nếu người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó (trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt).
Phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự (Hình từ Internet)
Tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự thì Chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm hỏi người kháng cáo những vấn đề nào?
Những vấn đề mà Chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm hỏi người kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 298 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Hỏi về việc kháng cáo, kháng nghị và xử lý việc thay đổi kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa
1. Sau khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm thì một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm công bố nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.
2. Chủ tọa phiên tòa hỏi về các vấn đề sau đây:
a) Hỏi nguyên đơn có rút đơn khởi kiện hay không;
b) Hỏi người kháng cáo, Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không;
c) Hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không.
3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Tòa án chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp người kháng cáo, Viện kiểm sát bổ sung nội dung mới vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu thì Tòa án không xem xét nội dung đó.
Theo đó, tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự thì Chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo không và hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không.
Nguyên đơn trong vụ án dân sự được rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm không?
Việc nguyên đơn trong vụ án dân sự được rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm không, theo quy định tại khoản 1 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm
1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
Như vậy, nguyên đơn trong vụ án dân sự có thể rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm. Lúc này Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
- Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.
- Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?