Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ thì cơ quan nào sẽ báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo của Chính phủ?
- Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ thì cơ quan nào sẽ báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo của Chính phủ?
- Phiên họp Chính phủ thường kỳ được tổ chức mỗi tháng bao nhiêu lần?
- Đại biểu dự phiên họp Chính phủ mà không phải là thành viên Chính phủ có quyền biểu quyết không?
- Cơ quan nào tổ chức việc ghi biên bản phiên họp của Chính phủ?
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ thì cơ quan nào sẽ báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo của Chính phủ?
Căn cứ khoản 3 Điều 42 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Báo cáo tại phiên họp Chính phủ
1. Hằng tháng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội và kiến nghị các giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ kế hoạch. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện chương trình công tác và các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Hằng quý, Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bộ trưởng Bộ Nội vụ báo cáo về công tác cải cách hành chính. Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo tình hình xây dựng luật, pháp lệnh và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh.
3. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và tháng 12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Các báo cáo chuyên đề, đột xuất khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và tháng 12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phiên họp Chính phủ (Hình từ Internet)
Phiên họp Chính phủ thường kỳ được tổ chức mỗi tháng bao nhiêu lần?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định phiên họp Chính phủ như sau:
Phiên họp Chính phủ
1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần và được tổ chức trước ngày 05 của tháng sau, trường hợp đặc biệt, việc tổ chức họp sau thời hạn trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Chính phủ họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước thấy cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
3. Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Chính phủ. Khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng thường trực hoặc một Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ chủ trì và kết luận phiên họp hoặc một số nội dung của phiên họp.
Như vậy, phiên họp Chính phủ thường kỳ được tổ chức mỗi tháng 1 lần và trước ngày 05 của tháng sau, trường hợp đặc biệt, việc tổ chức họp sau thời hạn trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đại biểu dự phiên họp Chính phủ mà không phải là thành viên Chính phủ có quyền biểu quyết không?
Căn cứ khoản 3 Điều 25 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thành phần dự phiên họp Chính phủ
...
2. Thành phần đại biểu khách mời tham dự phiên họp Chính phủ như sau:
a) Mời Chủ tịch nước dự tất cả các phiên họp;
b) Mời Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội dự khi bàn các vấn đề có liên quan;
c) Mời lãnh đạo các Ban của Đảng, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự họp khi cần thiết;
d) Việc mời các đại biểu khách mời khác tham dự phiên họp được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đại biểu dự họp không phải là thành viên Chính phủ được mời phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Theo đó, đại biểu dự phiên họp Chính phủ mà không phải là thành viên Chính phủ được mời phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Cơ quan nào tổ chức việc ghi biên bản phiên họp của Chính phủ?
Theo khoản 1 Điều 27 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định về biên bản và Nghị quyết phiên họp Chính phủ như sau:
Biên bản và Nghị quyết phiên họp Chính phủ
1. Văn phòng Chính phủ tổ chức việc ghi biên bản, ghi âm, ký biên bản và quản lý, sử dụng biên bản phiên họp Chính phủ.
2. Nghị quyết phiên họp phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng các quyết nghị của Chính phủ tại phiên họp; nhiệm vụ của bộ, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện các quyết nghị của Chính phủ. Văn phòng Chính phủ tổng hợp, dự thảo nghị quyết phiên họp, bổ sung các công việc Thủ tướng Chính phủ kết luận nhưng chưa được ghi trong nghị quyết và ban hành văn bản triển khai thực hiện.
Theo đó, Văn phòng Chính phủ tổ chức việc ghi biên bản, ghi âm, ký biên bản và quản lý, sử dụng biên bản phiên họp Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?