Chế độ làm việc của Chính phủ được quy định như thế nào theo Luật Tổ chức Chính phủ mới nhất hiện nay?
Chế độ làm việc của Chính phủ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 quy định:
Chế độ làm việc của Chính phủ và từng thành viên Chính phủ
1. Chế độ làm việc của Chính phủ, các thành viên Chính phủ được thực hiện trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đề cao trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
3. Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.
Theo đó, chế độ làm việc của Chính phủ được quy định như sau:
- Được thực hiện trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đề cao trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ theo quy định của pháp luật.
- Làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
- Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.
Chế độ làm việc của Chính phủ được quy định như thế nào theo Luật Tổ chức Chính phủ mới nhất? (Hình từ Internet)
Chính phủ hoạt động dựa theo hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 quy định hình thức hoạt động của Chính phủ như sau:
Hình thức hoạt động của Chính phủ
1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên; họp chuyên đề, họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
2. Trong trường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản.
3. Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
4. Đổi mới hình thức hoạt động của Chính phủ gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính linh hoạt, hiệu quả và xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Theo đó, hình thức hoạt động của Chính phủ như sau:
- Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên; họp chuyên đề, họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
- Trong trường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản.
- Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
- Đổi mới hình thức hoạt động của Chính phủ gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính linh hoạt, hiệu quả và xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Quy định về phiên họp của Chính phủ? Ai có trách nhiệm tham dự phiên họp của Chính phủ?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 quy định thì:
- Phiên họp của Chính phủ chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự.
- Nội dung phiên họp của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ đề nghị và thông báo đến các thành viên Chính phủ.
- Quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
Ai có trách nhiệm tham dự phiên họp của Chính phủ?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 quy định:
Trách nhiệm tham dự phiên họp của thành viên Chính phủ
1. Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự phiên họp của Chính phủ, nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Thủ tướng Chính phủ có thể cho phép thành viên Chính phủ vắng mặt và được cử cấp phó tham dự phiên họp của Chính phủ.
2. Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp của Chính phủ.
3. Người tham dự phiên họp của Chính phủ không phải là thành viên Chính phủ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Như vây, theo quy định trên thì thành viên Chính phủ phải có trách nhiệm tham dự phiên hợp của Chính phủ. Trường hợp vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải được Chính phủ đồng ý. Thủ tướng Chính phủ có thể cho phép thành viên Chính phủ vắng mặt và được cử cấp phó tham dự phiên họp của Chính phủ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Báo cáo ngày hội đọc sách 2025 mới nhất? Báo cáo ngày hội đọc sách ở trường học? Tải về mẫu báo cáo?
- Mức tiền thưởng đột xuất đối với đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
- 5 Mẫu bài văn thuyết minh về hiện tượng vô cảm của giới trẻ hiện nay? Viết thành thạo các bài văn thuyết minh là yêu cầu của cấp học nào?
- Kết quả ngày 9 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 9 4 2025 tài lộc? Dự đoán ngày 9 4 2025 tốt hay xấu?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 9 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 9 4 2025? 12 cung hoàng đạo 9 4 2025 ra sao?