Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến chính phủ với địa phương?
Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến chính phủ với địa phương?
Ngày 10/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2025 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Theo đó, theo Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2025 tình hình thế giới dự báo tiếp tục có những biến động lớn, nhanh chóng, phức tạp và khó dự báo; xung đột quân sự tại một số khu vực vẫn tiếp diễn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn, chiến tranh thương mại xảy ra diện rộng, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu...
Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ và thuận lợi; tình hình thời tiết cực đoan tiềm ẩn rủi ro đến sản xuất nông nghiệp, sản xuất, cung ứng điện; những yếu tố mới, khó lường ở bên trong, bên ngoài nền kinh tế tạo sức ép lên ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát, tỷ giá, các cân đối lớn và công tác quản lý, điều hành thúc đẩy tăng trưởng.
Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết 01/NQ- CP năm 2025 và Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2025, Nghị quyết 25/NQ-CP năm 2025, các Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ, các Chỉ thị, Công điện và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục đề cao trách nhiệm, quyết liệt, kịp thời và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành.
Các thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền các cấp không chủ quan, thỏa mãn với kết quả bước đầu đạt được nhưng cũng không bi quan, dao động trước diễn biến phức tạp và khó khăn, tác động từ bên ngoài;
Tiếp tục tận dụng tối đa thời cơ, thuận lợi, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, nỗ lực vượt qua thách thức, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng.
>> TẢI VỀ Xem chi tiết Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2025
*Trên đây là thông tin về "Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến chính phủ với địa phương?"
Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến chính phủ với địa phương? (Hình từ Internet)
Chính phủ họp thường kỳ bao lâu một lần?
Hình thức hoạt động của Chính phủ được quy định tại Điều 26 Luật Tổ chức Chính phủ 2025, cụ thể như sau:
Hình thức hoạt động của Chính phủ
1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên; họp chuyên đề, họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
2. Trong trường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản.
3. Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
4. Đổi mới hình thức hoạt động của Chính phủ gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính linh hoạt, hiệu quả và xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Theo đó, Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên; họp chuyên đề, họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ ra sao?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định tại Điều 19 Luật Tổ chức Chính phủ 2025, cụ thể như sau:
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo phân công của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, tạm đình chỉ công tác, cách chức, cho từ chức đối với Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý.
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật.
- Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật;
Chỉ đạo đơn vị thuộc phạm vi quản lý tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan ngang Bộ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
- Quyết định theo thẩm quyền vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ mà mình là người đứng đầu theo quy định của pháp luật.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
Giải trình về những vấn đề Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
- Hướng dẫn và kiểm tra, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công; kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do cơ quan đó ban hành trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
- Đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi lựa chọn nhà thầu bên mời thầu có phải thương thảo hợp đồng với nhà thầu hạng nhất không? Tải về mẫu thương thảo hợp đồng?
- Dân số TP Hồ Chí Minh tăng 142% so với hiện tại sau sáp nhập tỉnh? Mục tiêu và tầm nhìn phát triển TP Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 31?
- Việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng diễn ra khi nào? Hồ sơ thẩm định thiết kế xây dựng có cần quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng không?
- 12 cung hoàng đạo ngày 16 4 2025 tử vi? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 16 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 16 4 2025?
- Công nghiệp điện ảnh quy định ra sao? Chính sách nhà nước về phát triển công nghiệp điện ảnh? 11 nội dung nghiêm cấm?