Tải Mẫu biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Cơ sở sản xuất chế biến muối, muối i-ốt?
- Tải Mẫu biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Cơ sở sản xuất chế biến muối, muối i-ốt?
- Nhà xưởng Cơ sở sản xuất chế biến muối, muối i-ốt phải đảm bảo yêu cầu gì? Phương pháp thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm nhà xưởng?
- Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Cơ sở sản xuất chế biến muối, muối i-ốt do ai ký?
Tải Mẫu biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Cơ sở sản xuất chế biến muối, muối i-ốt?
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm d khoản 6 Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể:
6. Bãi bỏ, bổ sung, thay thế một số khoản, phụ lục của Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT như sau:
...
d) ... thay thế Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở chế biến muối, muối I ốt - Muối thực phẩm (BB 2.6 Phụ lục III của Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT) bằng mẫu BB 2.6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, Mẫu biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Cơ sở sản xuất chế biến muối, muối i-ốt là mẫu BB 2.6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT:
Tải về Mẫu biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Cơ sở sản xuất chế biến muối, muối i-ốt
Tải Mẫu biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Cơ sở sản xuất chế biến muối, muối i-ốt? (hình từ internet)
Nhà xưởng Cơ sở sản xuất chế biến muối, muối i-ốt phải đảm bảo yêu cầu gì? Phương pháp thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm nhà xưởng?
Cũng theo mẫu BB 2.6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT quy định nhà xưởng Cơ sở sản xuất chế biến muối, muối i-ốt phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô sơ chế, chế biến muối, muối i-ốt và các sản phẩm muối.
- Nền, tường, trần/mái che được làm bằng vật liệu phù hợp, dễ làm vệ sinh và được bảo trì tốt.
- Khu vực chế biến được bố trí phù hợp với quy trình công nghệ theo nguyên tắc 1 chiều, hạn chế sự lây nhiễm, thuận lợi cho hoạt động chế biến và làm vệ sinh.
Về phạm vi thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm:
- Toàn bộ khu vực chế biến.
Cũng tại Mẫu này có đề cập về phương pháp và nội dung thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của nhà xưởng Cơ sở sản xuất chế biến muối, muối i-ốt như sau:
Xem xét, thẩm định thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:
- Diện tích nhà xưởng, các khu vực phải phù hợp với công năng chế biến.
- Nền nhà phẳng, nhẵn; có bề mặt cứng, chịu tải trọng, mài mòn; thoát nước tốt, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
- Trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn, ngăn được nước mưa, bụi bẩn từ phía trên rơi xuống.
- Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
- Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo quy định; các bóng đèn cần được che chắn an toàn.
- Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản nguyên liệu, sản phẩm; bảo đảm thông thoáng ở các khu vực.
Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Cơ sở sản xuất chế biến muối, muối i-ốt do ai ký?
Tạ Điều 23 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Trưởng đoàn và thành viên đoàn thẩm định
1. Trưởng đoàn
a) Điều hành và chỉ đạo các thành viên trong đoàn thẩm định thực hiện đúng các nội dung đã ghi trong quyết định thẩm định.
b) Bảo đảm tính khách quan, chính xác, trung thực trong quá trình thẩm định.
c) Ký biên bản thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả thẩm định do đoàn thẩm định thực hiện.
d) Đưa ra kết luận cuối cùng của đoàn thẩm định về kết quả thẩm định.
đ) Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của cơ sở được thẩm định và bảo mật kết quả thẩm định khi chưa có công nhận và thông báo kết quả thẩm định của cơ quan thẩm định.
2. Thành viên đoàn thẩm định
a) Thẩm định, đánh giá sự phù hợp điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở so với quy định, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
b) Thực hiện các nội dung công việc theo sự phân công của trưởng đoàn thẩm định.
c) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, phương pháp thẩm định, lấy mẫu; đảm bảo tính khách quan, chính xác, trung thực khi thực hiện việc thẩm định, lấy mẫu.
d) Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả thực hiện các công việc được phân công với trưởng đoàn.
đ) Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của cơ sở được thẩm định và bảo mật kết quả thẩm định khi chưa có công nhận và thông báo kết quả thẩm định của cơ quan thẩm định.
Theo quy định trên thì biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Cơ sở sản xuất chế biến muối, muối i-ốt sẽ do Trưởng đoàn thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?