Tài liệu nào trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải được dịch sang tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự?
- Tài liệu nào trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải được dịch sang tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự?
- Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tối đa là bao nhiêu năm?
- Phạm vi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Tài liệu nào trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải được dịch sang tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BCT về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu:
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo Mẫu MĐ-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi thương nhân đăng ký thành lập về việc thương nhân không hiện diện không bị tước quyền hoạt động thương mại hoặc đang chịu các hình phạt liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật nước ngoài nơi thương nhân nước ngoài thành lập;
c) Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi thương nhân đăng ký thành lập về việc thương nhân không hiện diện không có tiền án, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự đối với thương nhân không hiện diện là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật đối với thương nhân không hiện diện là tổ chức kinh tế;
d) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương đối với thương nhân là tổ chức kinh tế; bản sao có chứng thực giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân là cá nhân;
đ) Bản sao có chứng thực báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc nghĩa vụ tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật nước đó;
e) Bản chính văn bản xác nhận vốn kinh doanh, số tài khoản tại ngân hàng nơi thương nhân nước ngoài thành lập;
g) Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam với thương nhân không hiện diện, nêu rõ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại;
h) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh tế đại diện cho thương nhân không hiện diện tại Việt Nam hoặc bản sao có chứng thực chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với người đại diện là cá nhân.
3. Các giấy tờ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều này phải được dịch sang tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp văn bản quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự.
Như vậy, các tài liệu sau trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải được dịch sang tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam:
- Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi thương nhân đăng ký thành lập về việc thương nhân không hiện diện không bị tước quyền hoạt động thương mại hoặc đang chịu các hình phạt liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật nước ngoài nơi thương nhân nước ngoài thành lập;
- Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi thương nhân đăng ký thành lập về việc thương nhân không hiện diện không có tiền án, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự đối với thương nhân không hiện diện là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật đối với thương nhân không hiện diện là tổ chức kinh tế;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương đối với thương nhân là tổ chức kinh tế; bản sao có chứng thực giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân là cá nhân;
- Bản sao có chứng thực báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc nghĩa vụ tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật nước đó;
- Bản chính văn bản xác nhận vốn kinh doanh, số tài khoản tại ngân hàng nơi thương nhân nước ngoài thành lập.
Lưu ý: Trường hợp văn bản thỏa thuận giữa người đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam với thương nhân không hiện diện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự.
Tài liệu nào trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải được dịch sang tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự? (Hình từ Internet)
Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tối đa là bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 90/2007/NĐ-CP thì thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tối đa là 5 (năm) năm.
Ngoài ra, nội dung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:
- Tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc trụ sở chính, quốc tịch của thương nhân nước ngoài.
- Chữ ký mẫu của thương nhân nước ngoài là cá nhân hoặc của đại diện thương nhân nước ngoài là tổ chức để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
- Loại hàng hoá được thực hiện quyền xuất khẩu, loại hàng hóa được thực hiện quyền nhập khẩu.
- Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
Phạm vi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Phạm vi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quy định tại Điều 4 Nghị định 90/2007/NĐ-CP, cụ thể:
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quyền:
- Thực hiện các quyền xuất khẩu, nhập khẩu khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với các loại hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo lộ trình cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam.
- Thực hiện mua hàng hoá để xuất khẩu và bán hàng hoá nhập khẩu với thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh các loại hàng hoá đó theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?