Tải 06 mẫu văn bản liên quan đến chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia? Việc xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia được thực hiện thế nào?
06 mẫu văn bản áp dụng đối với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia? Tải về ở đâu?
06 mẫu các văn bản áp dụng đối với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia được quy định tại Mục I Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT gồm các mẫu sau đây:
STT | Tên mẫu | Mẫu số | Tải về |
1 | Văn bản đề xuất thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm | Mẫu C.I. 1 | |
2 | Biểu tổng hợp đề xuất thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm | Mẫu C.I.2 | |
3 | Đề án hoạt động xúc tiến đầu tư thuộc chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia | Mẫu C.I.3 | |
4 | Bảng dự toán kinh phí của hoạt động xúc tiến đầu tư đề xuất thuộc chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia | Mẫu C.I.4 | |
5 | Văn bản điều chỉnh chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia | Mẫu C.I.5 | |
6 | Hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư thuộc chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia | Mẫu C.I.6 |
Tải 06 mẫu văn bản liên quan đến chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia? Việc xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 92 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì việc xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia được thực hiện như sau:
(1) Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia được xây dựng hằng năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia trên cơ sở tổng hợp đề xuất của cơ quan chủ trì;
(2) Trước ngày 30 tháng 5, cơ quan chủ trì gửi đề xuất thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia của năm tiếp theo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư. Các đề xuất gửi sau thời hạn này được tổng hợp vào Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia của năm kế tiếp;
(3) Trước ngày 30 tháng 6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho cơ quan chủ trì các yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu có) bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
(4) Trước ngày 15 tháng 7, cơ quan chủ trì thực hiện các yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu có) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
(5) Trước ngày 30 tháng 8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Bộ Tài chính dự kiến Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia năm tiếp theo để có ý kiến về dự toán chi ngân sách;
(6) Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi Bộ Tài chính thông báo dự toán chi ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia năm tiếp theo gửi các cơ quan chủ trì bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
(7) Căn cứ Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia đã được phê duyệt, cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư với các cơ quan chủ trì; tạm ứng, thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo hợp đồng đã ký.
Ngoài ra, việc điều chỉnh Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia được quy định như sau:
- Trường hợp có yêu cầu điều chỉnh hoạt động trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia đã được phê duyệt, cơ quan chủ trì gửi đề nghị tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư, nêu rõ lý do và kiến nghị phương án điều chỉnh;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan chủ trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia đã được phê duyệt; thông báo cho các cơ quan có liên quan bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư.
Hoạt động xúc tiến đầu tư có thể sử dụng nhiều phương thức xúc tiến đầu tư không?
Căn cứ vào Điều 89 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Phương thức xúc tiến đầu tư
1. Hoạt động xúc tiến đầu tư được thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Thu thập thông tin, tổng hợp, nghiên cứu xây dựng các đề án, báo cáo, tài liệu; xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng cổng, trang thông tin điện tử về xúc tiến đầu tư;
b) Tổ chức đoàn khảo sát, nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài; đoàn công tác xúc tiến đầu tư theo từng chuyên đề hoặc đối tác cụ thể;
c) Tổ chức diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài;
d) Tổ chức đối thoại giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư;
đ) Kết nối nhà đầu tư với cơ quan nhà nước, với các nhà đầu tư, với các tổ chức, cá nhân;
e) Tuyên truyền, quảng bá môi trường đầu tư, chính sách, pháp luật về đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài;
g) Cung cấp thông tin, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư và các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư;
h) Tổng hợp đề xuất, kiến nghị của nhà đầu tư và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh.
2. Hoạt động xúc tiến đầu tư có thể sử dụng một hoặc nhiều phương thức xúc tiến đầu tư tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu của từng hoạt động.
Theo đó, tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu của hoạt động xúc tiến đầu tư mà hoạt động xúc tiến đầu tư có thể sử dụng nhiều phương thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cờ thi đua của Bộ Quốc phòng từ ngày 26/10/2024 theo Quyết định 5021/2024 như thế nào?
- Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy 2024? Ngày 9 tháng 11 là ngày mấy âm lịch?
- Điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM theo Công văn 8126 như thế nào? Lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM ra sao?
- Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Thủ tục cấp giấy phép hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản từ ngày 4/10/2024 ở cấp tỉnh như thế nào?