Sửa đổi Nghị định 178: Chính sách nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức?
- Sửa đổi Nghị định 178: Chính sách nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức?
- Tiêu chí đánh giá cán bộ công chức thực hiện sắp xếp tinh giản biên chế và giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi thế nào?
- Nguyên tắc thực hiện chính sách chế độ tại Nghị định 178 được pháp luật quy định thế nào?
Sửa đổi Nghị định 178: Chính sách nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức?
Ngày 15/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có sửa đổi, bổ sung đối tượng hưởng chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7a Nghị định 178/2024/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP có quy định về chính sách nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế như sau:
Theo đó, Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định về chính sách người nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức, cụ thể như sau:
Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng các chế độ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP. Ngoài ra, được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm bao gồm:
(1) Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2025 thì được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
(2) Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2025 thì được hưởng bằng 0,5 mức trợ cấp tại mục (1).
Sửa đổi Nghị định 178: Chính sách nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức? (Hình từ Internet)
Tiêu chí đánh giá cán bộ công chức thực hiện sắp xếp tinh giản biên chế và giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và giải quyết chính sách, chế độ.
Tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
1. Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
2. Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
3. Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đạt được.
4. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Như vậy, tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá cán bộ công chức để thực hiện sắp xếp tinh giản biên chế và giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo các tiêu chí, cụ thể như sau:
- Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
- Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đạt được.
Nguyên tắc thực hiện chính sách chế độ tại Nghị định 178 được pháp luật quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc thực hiện chính sách chế độ tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP được pháp luật quy định có nội dung như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.
- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để giải ngân vốn cho vay thì tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp nào?
- Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư chữ ký số đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số là bao nhiêu?
- Nghị định 55: Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? Nhiệm vụ trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia?
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có con dấu không? Cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội đại biểu công đoàn cấp cơ sở? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội?