Nghỉ hưu trước tuổi: Nữ CBCC cấp xã hưởng trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc thế nào?
Nghỉ hưu trước tuổi: Nữ cán bộ, công chức cấp xã hưởng trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5, 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm như sau:
(1) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
Xem và tải Phụ lục I
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
(2) Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
(3) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì còn được hưởng các chế độ sau:
Xem và tải Phụ lục II
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
(4) Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
(5) Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định:
Hiệu lực thi hành
...
3. Quy định hưởng trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 20 năm đầu công tác và 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác tính từ năm thứ 21 trở đi tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định này có hiệu lực cho đến trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành.
Quy định hưởng trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác và 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác tính từ năm thứ 16 trở đi tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định này áp dụng đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Như vậy, đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 01/01/2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2025) thì mức trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc được tính như sau:
- 15 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng;
- Đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Nghỉ hưu trước tuổi: Nữ CBCC cấp xã hưởng trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc thế nào? (Hình từ Internet)
Các đối tượng nào nghỉ hưu trước tuổi được hưởng các chế độ theo Nghị định 178?
Dẫn chiếu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định các đối tượng sau đây nghỉ hưu trước tuổi được hưởng các chế độ quy định trên:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy) quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
+ Cán bộ, công chức cấp xã;
+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động);
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
+ Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
>>> Xem thêm: hiện nay tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP không quy định cụ thể mẫu đơn tự nguyên xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc, tham khảo:
Xem và tải Mẫu đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi
Xem và tải Mẫu nghỉ thôi việc
Tuổi nghỉ hưu của nữ cán bộ, công chức cấp xã là bao nhiêu theo quy định?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
...
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
...
Đồng thời, căn cứ tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
Tuổi nghỉ hưu
...
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
...
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động là nữ cán bộ, công chức cấp xã là đủ 55 tuổi 04 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Quy định về lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động là nữ cán bộ,công chức cấp xã nói riêng và người lao động nói chung được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP như sau:










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để giải ngân vốn cho vay thì tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp nào?
- Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư chữ ký số đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số là bao nhiêu?
- Nghị định 55: Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? Nhiệm vụ trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia?
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có con dấu không? Cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội đại biểu công đoàn cấp cơ sở? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội?