Sửa đổi Luật Cán bộ công chức theo Kết luận 127: Thời gian hoàn thành? Mục tiêu yêu cầu Kết luận 127?
Sửa đổi Luật Cán bộ công chức theo Kết luận 127: Thời gian hoàn thành?
Căn cứ tại Mục 6 Phần II Kết luận 127-KL/TW năm 2025 về rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước:
KẾT LUẬN
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
...
II- NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
...
6. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước
...
- Giao Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội (theo phạm vi, lĩnh vực) chủ trì, chỉ đạo Đảng ủy Bộ Tư pháp, Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ, công chức, Luật Thanh tra, Luật Quy hoạch, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức toà án nhân dân, Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân, các luật liên quan, các văn bản, nghị định về cơ chế, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp đơn vị hành chính ở địa phương và xử lý tài sản nhà nước sau sắp xếp tổ chức bộ máy ở địa phương, báo cáo Bộ Chính trị theo tiến độ chung và hoàn thành sửa đổi, bổ sung pháp luật chậm nhất ngày 30/6/2025.
...
Theo đó, theo Kết luận 127-KL/TW năm 2025 thì sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức báo cáo Bộ Chính trị theo tiến độ chung và hoàn thành sửa đổi, bổ sung pháp luật chậm nhất ngày 30/6/2025.
>>> Xem thêm: Toàn văn dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi? Tải về dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi?
Sửa đổi Luật Cán bộ công chức theo Kết luận 127: Thời gian hoàn thành? Mục tiêu yêu cầu Kết luận 127? (Hình từ Internet)
Mục tiêu yêu cầu Kết luận 127?
Mục tiêu yêu cầu Kết luận 127 được quy định tại Phần I Kết luận 127-KL/TW năm 2025 cụ thể như sau:
(1) Bảo đảm các nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu theo các kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 18.
(2) Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Việc nghiên cứu phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
(3) Xác định quyết tâm chính trị cao nhất, triển khai thực hiện theo phương châm "vừa chạy vừa xếp hàng" để hoàn thành công việc với khối lượng rất lớn, đòi hỏi cao về chất lượng, tiến độ để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào trung tuần tháng 4/2025.
(4) Các cấp ủy, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện. Quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, không gián đoạn, không ảnh hưởng đến các hoạt động của Đảng, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
(5) Tập trung quán triệt, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, chủ động tham gia các nội dung, nhiệm vụ liên quan, nhất là quan tâm công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân.
Thực hiện quản lý cán bộ công chức thế nào?
Thực hiện quản lý cán bộ, công chức được quy định tại Điều 67 Luật Cán bộ, công chức 2008, cụ thể như sau:
(1) Việc quản lý cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008, các quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
(2) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chức.
Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công chức.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chức theo phân công, phân cấp của Chính phủ.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chức theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
(3) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện việc quản lý công chức theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền và theo quy định của Chính phủ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội nghị tập thể quân nhân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được tổ chức bao lâu một lần theo quy định?
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo quy định mới? Chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?
- Có được đổi màu sơn xe máy không? Nếu được thì hồ sơ và thủ tục đăng ký đổi màu sơn xe máy là gì?
- Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2025?
- Cảm nghĩ của em về ngày Giỗ tổ Hùng Vương? Nêu cảm nghĩ của em về Đền Hùng? Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về Đền Hùng?