Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Điều 72 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định:
(1) Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
- Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả;
- Yêu cầu cơ sở bán thuốc hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng nội dung của nhãn thuốc;
- Được bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.
(2) Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc bốn đúng quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật này; thực hiện đúng hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc;
- Chỉ được sử dụng thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
- Khi xảy ra sự cố hoặc phát hiện thuốc bảo vệ thực vật gây hậu quả xấu cho con người và môi trường trong quá trình sử dụng, người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để có biện pháp khắc phục hậu quả;
- Phải bảo quản thuốc, thu gom bao gói thuốc sau khi sử dụng để đúng nơi quy định;
- Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong xông hơi khử trùng phải có giấy chứng nhận tập huấn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bồi thường thiệt hại do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định gây ra.
Trong đó, nguyên tắc 4 đúng tại khoản 3 Điều 4 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.
Thuốc bảo vệ thực vật
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
Các loại thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 16/01/2023) quy định như sau:
Ban hành kèm theo Thông tư này
1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục I kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 689 hoạt chất với 1670 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 651 hoạt chất với 1492 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 256 hoạt chất với 765 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 8 hoạt chất với 37 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 58 hoạt chất với 172 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 152 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm.
b) Thuốc trừ mối: 14 hoạt chất với 21 tên thương phẩm.
c) Thuốc bảo quản lâm sản: 7 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
d) Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.
đ) Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ bệnh: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
e) Thuốc xử lý hạt giống:
- Thuốc trừ sâu: 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 13 hoạt chất với 13 tên thương phẩm.
g) Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch
- 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.
b) Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất.
c) Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất.
d) Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất.
3. Bảng mã số HS thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam thực hiện theo Mục 22 và Mục 23 của Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật về bảng mã số HS có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Trước đây, thì các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 16/01/2023) được sử dụng tại Việt Nam:
Ban hành kèm theo Thông tư này
1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục I kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 660 hoạt chất với 1563 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 617 hoạt chất với 1377 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 245 hoạt chất với 698 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 9 hoạt chất với 36 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hòa sinh trưởng: 53 hoạt chất với 158 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 152 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm.
b) Thuốc trừ mối: 14 hoạt chất với 20 tên thương phẩm.
c) Thuốc bảo quản lâm sản: 7 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
d) Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.
đ) Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ bệnh: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hòa sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
e) Thuốc xử lý hạt giống:
- Thuốc trừ sâu: 9 hoạt chất với 15 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 13 hoạt chất với 14 tên thương phẩm.
g) Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch
- 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.
b) Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất.
c) Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất.
d) Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất.
3. Bảng mã số HS thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam thực hiện theo Mục 22 và Mục 23 của Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Sử dụng thuốc không có tên trong danh mục được phép sử dụng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Điều 26 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định:
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc;
b) Không thu gom, để đúng nơi quy định bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung hướng dẫn ghi trên nhãn gây hậu quả nguy hiểm.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tiêu hủy thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này."
Điểm a khoản 2 Điều 26 Nghị định 31/2016/NĐ-CP sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam bị xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Tuy nhiên đối với tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt mức tiền gấp đôi (khoản 2 Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?