Sử dụng ngân sách Nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có được giao kèm với dự toán kinh phí không?
Sử dụng ngân sách Nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có được giao kèm với dự toán kinh phí không?
Tại điểm đ khoản 3 Điều 14 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
1. Hình thức đặt hàng
a) Đặt hàng cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo hình thức: Quyết định của cơ quan quản lý cấp trên đặt hàng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Đặt hàng cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác thực hiện theo hình thức: Hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này).
2. Danh mục dịch vụ sự nghiệp công đặt hàng theo danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Nội dung đặt hàng
a) Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công đặt hàng;
b) Chất lượng dịch vụ sự nghiệp công (theo tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành);
c) Thời gian triển khai và thời gian hoàn thành;
d) Đơn giá, giá đặt hàng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giá và các pháp luật khác có liên quan;
đ) Dự toán kinh phí đặt hàng (trường hợp đặt hàng đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện) hoặc giá trị hợp đồng (trường hợp ký hợp đồng đặt hàng cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác), trong đó chi tiết theo các nguồn sau:
- Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng (theo giá tính đủ chi phí) hoặc kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công (trường hợp giá chưa tính đủ chi phí).
- Nguồn phí được để lại chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo pháp luật về phí và lệ phí.
- Nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công theo giá dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá.
- Nguồn khác (nếu có).
e) Phương thức thanh toán, quyết toán;
g) Phương thức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm;
h) Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công;
i) Quyền và nghĩa vụ của cơ quan đặt hàng;
k) Ngoài ra, các bên có thể bổ sung một số nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.
4. Ngoài các nội dung đặt hàng quy định tại khoản 3 Điều này, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương có thể bổ sung một số nội dung khác về đặt hàng để phù hợp với yêu cầu quản lý đối với từng lĩnh vực cụ thể hoặc theo nội dung đặt hàng theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì trong nội dung đặt hàng phải có dự toán kinh phí đặt hàng.
Sử dụng ngân sách Nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có được giao kèm với dự toán kinh phí không? (Hình từ Internet)
Thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước khi đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 32/2019/NĐ-CP như sau:
Quyết toán kinh phí
1. Đơn vị sự nghiệp công lập quyết toán kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong báo cáo quyết toán năm của đơn vị gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt, thẩm định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
2. Quyết toán kinh phí hợp đồng đặt hàng, đấu thầu với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (hoặc kinh phí giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định): Kết thúc năm tài chính, cơ quan đặt hàng và nhà cung cấp nhận đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu thực hiện nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; quyết toán kinh phí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, pháp luật chuyên ngành, pháp luật khác có liên quan và theo các quy định hiện hành.
Căn cứ hợp đồng đã được ký kết, dự toán được cấp có thẩm quyền giao, quyết định đơn giá, giá đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ) của cấp có thẩm quyền, giá tiêu thụ theo quy định của Nhà nước, mức trợ giá, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và các tài liệu khác có liên quan (nếu có), cơ quan đặt hàng, đấu thầu (hoặc giao nhiệm vụ) thanh toán, quyết toán kinh phí cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và quyết toán kinh phí với ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
Và đồng thời tại khoản 1 Điều 67 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
Thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước
1. Cơ quan thẩm định quyết toán:
a) Cơ quan tài chính các cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 của Luật này;
b) Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện thẩm định quyết toán năm của ngân sách cấp dưới;
c) Đối với quyết toán ngân sách năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài chính không thẩm định.
Theo quy định trên thì cơ quan thẩm định quyết toán ở đây chính là cơ quan tài chính cấp huyện (Phòng tài chính - kế hoạch).
Cơ quan tài chính cấp huyện quyết toán ngân sách nhà nước theo nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 67 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
Thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước
...
2. Cơ quan tài chính các cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán theo quy định; bảo đảm khớp đúng giữa số liệu quyết toán của đơn vị dự toán cấp I với các thông báo duyệt quyết toán của cơ quan, đơn vị trực thuộc và xác nhận số liệu của Kho bạc Nhà nước;
b) Xem xét, xác định tính chính xác và hợp pháp của số liệu quyết toán của các khoản tăng, giảm so với dự toán được giao;
c) Nhận xét về quyết toán năm.
3. Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện thẩm định quyết toán ngân sách cấp dưới theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán theo quy định;
b) Xem xét, xác định tính chính xác và hợp pháp của số liệu quyết toán của các khoản tăng, giảm so với dự toán được giao;
c) Nhận xét về quyết toán năm.
4. Khi thẩm định quyết toán, cơ quan tài chính có quyền:
a) Yêu cầu đơn vị dự toán cấp I, cơ quan tài chính cấp dưới bổ sung thông tin và số liệu cần thiết cho việc thẩm định quyết toán;
b) Yêu cầu cơ quan có trách nhiệm xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chế độ và yêu cầu nộp ngay các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định;
c) Yêu cầu cơ quan xét duyệt quyết toán điều chỉnh lại số liệu quyết toán của đơn vị dự toán ngân sách nếu có sai sót;
d) Yêu cầu hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền yêu cầu hoàn trả các khoản đã nộp ngân sách không đúng quy định của pháp luật.
...
Theo đó, cơ quan tài chính cấp huyện quyết toán ngân sách nhà nước theo nội dung tại khoản 2 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?