Sử dụng hóa đơn khi mua bán hàng hóa theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất được quy định như thế nào?
Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu là quyền như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP định nghĩa về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu cụ thể như sau:
Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu.
Lưu ý: Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.
Lưu ý: Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Sử dụng hóa đơn khi mua bán hàng hóa theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hóa đơn là gì? Hóa đơn giá trị gia tăng là gì?
Hóa đơn là gì?
Theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:
Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Trong đó:
- Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
+ Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
+ Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
- Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định này để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Hóa đơn giá trị gia tăng là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:
Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Sử dụng hóa đơn khi mua bán hàng hóa theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 77 Thông tư 38/2015/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 53 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của doanh nghiệp chế xuất:
Theo đó, việc sử dụng hóa đơn khi mua bán hàng hóa theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất được quy định cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp chế xuất thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa để kê khai nộp thuế giá trị gia tăng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
- Khi doanh nghiệp chế xuất mua hàng hóa từ doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa thực xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho doanh nghiệp chế xuất, trên hóa đơn ghi rõ thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật;
- Khi xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất phát hành hóa đơn như doanh nghiệp nội địa khác có hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài và được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%, được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào nếu đảm bảo đủ điều kiện quy định về hoàn thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?