Sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại có bắt buộc phải trả thù lao cho người đó?
Sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại có bắt buộc phải trả thù lao cho người đó?
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
...
Theo đó, việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại có bắt buộc phải trả thù lao cho người đó? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được sử dụng hình ảnh của người khác mà không cần có sự đồng ý của họ?
Trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác mà không cần có sự đồng ý của họ được quy định tại khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
...
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc sử dụng hình ảnh của người khác trong các trường hợp sau đây pháp luật không bắt buộc phải có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
(1) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
(2) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Sử dụng hình ảnh của người khác để quảng cáo khi chưa được người đó đồng ý thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng hình ảnh của người khác để quảng cáo khi chưa được người đó đồng ý được quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;
b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 1 và khoản 3 Điều 43, khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
c) Quảng cáo có tính chất xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật;
d) Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) quy định:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định đối với hành vi sử dụng hình ảnh của người khác để quảng cáo khi chưa được người đó đồng ý thì cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đối với tổ chức thì có thể bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?