Sự cần thiết của việc sáp nhập 63 tỉnh thành trong đề án sáp nhập các tỉnh thành theo Nghị quyết 1211?
Sự cần thiết của việc sáp nhập 63 tỉnh thành trong đề án sáp nhập các tỉnh thành theo Nghị quyết 1211?
Theo Kết luận 126-KL/TW năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng uỷ Chính phủ một số nội dung, nhiệm vụ để tiếp tục thưc hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030, trong đó có nghiên cứu sáp nhập tỉnh, định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Và tại điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:
Đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gồm có năm phần và phụ lục như sau:
a) Phần thứ nhất: căn cứ pháp lý và sự cần thiết;
b) Phần thứ hai: lịch sử hình thành và hiện trạng của các đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Phần này gồm lịch sử hình thành; vị trí địa lý; chức năng, vai trò đối với thành lập thành phố, thị xã, thị trấn; diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất; dân số và cơ cấu, thành phần dân cư (độ tuổi; dân số nội thành, nội thị; thành phần dân tộc; lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp); tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng, quốc phòng, an ninh và tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tại địa bàn; đánh giá chi tiết mức độ đạt được các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính quy định tại Nghị quyết này (nếu có);
c) Phần thứ ba: phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Phần này gồm hiện trạng diện tích tự nhiên, dân số (tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định đề án) của đơn vị hành chính cấp tỉnh, và của các đơn vị hành chính có liên quan đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và địa giới hành chính; kết quả sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính các cấp;
...
Như vậy, tại phần thứ nhất trong đề án sáp nhập 63 tỉnh thành tại Việt Nam phải nêu rõ căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc sáp nhập 63 tỉnh thành.
Danh sách 63 tỉnh thành của Việt Nam mới nhất 2025 theo Quyết định 719/QĐ-BTNMT năm 2023 gồm:
STT | 63 tỉnh thành |
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG | |
1 | Hà Nội |
2 | Vĩnh Phúc |
3 | Bắc Ninh |
4 | Quảng Ninh |
5 | Hải Dương |
6 | Hải Phòng |
7 | Hưng Yên |
8 | Thái Bình |
9 | Hà Nam |
10 | Nam Định |
11 | Ninh Bình |
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC | |
12 | Hà Giang |
13 | Cao Bằng |
14 | Bắc Kạn |
15 | Tuyên Quang |
16 | Lào Cai |
17 | Yên Bái |
18 | Thái Nguyên |
19 | Lạng Sơn |
20 | Bắc Giang |
21 | Phú Thọ |
22 | Điện Biên |
23 | Lai Châu |
24 | Sơn La |
25 | Hoà Bình |
BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG | |
26 | Thanh Hoá |
27 | Nghệ An |
28 | Hà Tĩnh |
29 | Quảng Bình |
30 | Quảng Trị |
31 | Thừa Thiên Huế |
32 | Đà Nẵng |
33 | Quảng Nam |
34 | Quảng Ngãi |
35 | Bình Định |
36 | Phú Yên |
37 | Khánh Hoà |
38 | Ninh Thuận |
39 | Bình Thuận |
TÂY NGUYÊN | |
40 | Kon Tum |
41 | Gia Lai |
42 | Đắk Lắk |
43 | Đắk Nông |
44 | Lâm Đồng |
ĐÔNG NAM BỘ | |
45 | Bình Phước |
46 | Tây Ninh |
47 | Bình Dương |
48 | Đồng Nai |
49 | Bà Rịa - Vũng Tàu |
50 | TP.Hồ Chí Minh |
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG | |
51 | Long An |
52 | Tiền Giang |
53 | Bến Tre |
54 | Trà Vinh |
55 | Vĩnh Long |
56 | Đồng Tháp |
57 | An Giang |
58 | Kiên Giang |
59 | Cần Thơ |
60 | Hậu Giang |
61 | Sóc Trăng |
62 | Bạc Liêu |
63 | Cà Mau |
Lưu ý:
Hiện tại, cả nước có 63 tỉnh thành và chưa có quyết định chính thức nào của cơ quan có thẩm quyền quyết định cụ thể về việc sáp nhập đối với những tỉnh thành nào. |
Sự cần thiết của việc sáp nhập 63 tỉnh thành trong đề án sáp nhập các tỉnh thành theo Nghị quyết 1211? (hình từ Internet)
Tên các tỉnh hình thành sau sáp nhập 63 tỉnh thành không được trùng với những tên nào theo Nghị quyết 1211?
Tại Điều 30 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về tên của đơn vị hành chính như sau:
Tên của đơn vị hành chính thành lập mới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Tên được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số.
2. Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.
Tên của đơn vị hành chính cấp huyện thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tên của đơn vị hành chính cấp xã thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện.
3. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị hành chính có thể được đổi tên. Tên mới của đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục đổi tên đơn vị hành chính được thực hiện như đối với trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Như vậy, tên các tỉnh hình thành sau sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 1211 phải được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số và không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.
Việc sáp nhập 63 tỉnh thành có lấy ý kiến của nhân dân hay không?
Theo khoản 2 Điều 110 Hiến pháp 2013:
Điều 110.
1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
2. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.
Như vậy, việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính bao gồm cả sáp nhập 63 tỉnh thành phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo trình tự, thủ tục do luật định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương 'Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo' theo Thông tư 12?
- Tử vi 12 con giáp ngày 30 3 2025? Tử vi ngày 30 3 2025 của 12 con giáp? Tử vi hôm nay ngày 30 3 2025?
- Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô mua bảo hiểm cho hành khách thì phí bảo hiểm được tính vào đâu?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 30 3 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 30 3 2025?
- Bình luận tác phẩm văn học là gì? Khi trích dẫn tác phẩm văn học để bình luận phải đảm bảo quy định gì về sở hữu trí tuệ?