Sở Y tế thực hiện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực nào trong y tế?
Sở Y tế thực hiện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực nào trong y tế?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 37/2021/TT-BYT và khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
Vị trí và chức năng
1. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về y tế, gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số và các dịch vụ công thuộc ngành y tế theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, Sở Y tế thực hiện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực sau đây:
(1) Y tế dự phòng;
(2) Khám bệnh, chữa bệnh;
(3) Phục hồi chức năng;
(4) Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần;
(5) Y, dược cổ truyền;
(6) Sức khỏe sinh sản;
(7) Thiết bị y tế;
(8) Dược;
(9) Mỹ phẩm;
(10) An toàn thực phẩm;
(11) Bảo hiểm y tế;
(12) Dân số và các dịch vụ công thuộc ngành y tế theo quy định của pháp luật.
Sở Y tế thực hiện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực nào trong y tế? (Hình từ Internet)
Sở Y tế chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 37/2021/TT-BYT quy định như sau:
Vị trí và chức năng
...
2. Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Sở Y tế chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Sở Y tế có nhiệm vụ gì trong lĩnh vực y tế dự phòng?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Thông tư 37/2021/TT-BYT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng như sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về:
+ Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích;
+ Xác định tình trạng nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, các chất ma túy khác;
+ Sức khoẻ môi trường, biến đổi khí hậu, sức khoẻ trường học, vệ sinh và sức khoẻ lao động;
+ Dinh dưỡng cộng đồng;
+ Kiểm dịch y tế biên giới;
+ Quản lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
+ Quản lý hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo, tổ chức giám sát bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, các vấn đề y tế công cộng khác; phát hiện sớm và xử lý các bệnh truyền nhiễm gây dịch; thực hiện thông báo tình hình dịch theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động tiêm chủng vắc xin và sử dụng sinh phẩm y tế cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thực hiện đăng tải thông tin về cơ sở đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo quy định của pháp luật;
- Tiếp nhận bản tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học của các cơ sở xét nghiệm; đăng tải danh sách các cơ sở đã tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I và cấp II trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo quy định của pháp luật;
- Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính và đình chỉ hoạt động xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính theo quy định của pháp luật;
- Công bố, công bố lại cơ sở đủ điều kiện, đình chỉ, hủy bỏ hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật;
- Đầu mối về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh, thành phố;
- Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch; thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS cấp tỉnh;
- Quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động;
Đánh giá, kiểm soát, quản lý các yếu tố có hại sức khỏe tại nơi làm việc;
Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động quan trắc môi trường lao động, công bố tổ chức quan trắc môi trường lao động đủ điều kiện hoạt động và tổ chức quan trắc môi trường bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật;
Tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt và kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy định;
- Hướng dẫn theo thẩm quyền công tác quản lý vệ sinh lao động, khám sức khỏe người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; quản lý về công tác huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định chuyên môn, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?