Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những nội dung gì theo quy định pháp luật?
Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ bao gồm những cơ quan nào?
Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 44/2024/NĐ-CP bao gồm những cơ quan dưới đây:
- Cơ quan quản lý đường bộ ở trung ương là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ là cơ quan quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
- Cơ quan quản lý đường bộ cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
- Cơ quan quản lý đường bộ cấp xã là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những nội dung gì theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những nội dung gì?
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 8 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; hồ sơ pháp lý về đất gắn với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có) đối với trường hợp được cơ quan, người có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Báo cáo kê khai; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định này.
c) Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định này.
...
Theo đó, hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những nội dung sau:
- Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
+ Hồ sơ pháp lý về đất gắn với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có) đối với trường hợp được cơ quan, người có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Báo cáo kê khai; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Lưu ý:
- Cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm lập hồ sơ, quản lý, lưu trữ hồ sơ về tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 44/2024/NĐ-CP đối với các hồ sơ nêu trên;
+ Cơ quan quản lý tài sản thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Trách nhiệm lập, quản lý, lưu trữ đối với các hồ sơ đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp, cải tạo tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật khác có liên quan.
Thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc về ai?
Thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trung ương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trung ương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Chỉ thị 05 và tổng hợp các văn bản hướng dẫn Chỉ thị 05 về học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Tổng hợp 06 mẫu báo cáo thành tích cá nhân để đề xuất khen thưởng cuối năm chuẩn theo Nghị định 98?
- Tải về mẫu quyết định đánh giá xếp loại chất lượng Đảng viên mới nhất? Cơ sở quyết định đánh giá xếp loại chất lượng Đảng viên?
- Đảng viên xếp loại nào thì được tiền thưởng? Mức tiền thưởng cho đảng viên được khen thưởng là bao nhiêu?
- Tổng hợp 05 mẫu báo cáo thành tích tập thể để đề xuất khen thưởng cuối năm chuẩn theo Nghị định 98?