Sổ đỏ, sổ hồng có được xem là tài sản không? Có thu hồi sổ đỏ, sổ hồng khi đăng ký biến động đất đai?
Sổ đỏ, sổ hồng có được xem là tài sản không?
Sổ đỏ, sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dựa theo màu sắc của từng loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (bìa màu hồng và bìa màu đỏ) để gọi tên sổ, nên cả 2 thuật ngữ “sổ đỏ” và “sổ hồng” chỉ được sử dụng trong đời sống thường ngày, chưa được pháp luật thừa nhận, cụ thể:
- Sổ đỏ là tên gọi dùng để chỉ cho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mẫu trước kia) có màu đỏ, được ban hành trước sổ hồng;
- Sổ hồng được hiểu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có màu hồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo đó, tài sản là vật, là tiền, là giấy tờ có giá và là quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Và theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024 có định nghĩa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
21. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.
...
Như vậy, từ những quy định trên ta có thể thấy sổ đỏ, sổ hồng không phải là tài sản vì chúng chỉ là các giấy chứng nhận, chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất và khi sổ đỏ, sổ hồng bị mất, cháy, hủy hoại,…thì quyền đó không bị chấm dứt.
Hay nói cách khác, sổ đỏ, sổ hồng là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Sổ đỏ, sổ hồng có được xem là tài sản không? Có thu hồi sổ đỏ, sổ hồng khi đăng ký biến động đất đai? (Hình từ Internet)
Có thu hồi sổ đỏ, sổ hồng khi đăng ký biến động đất đai?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 152 Luật Đất đai 2024 thì Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
Đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận đã cấp
...
2. Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
...
c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm cấp giấy chứng nhận;
...
Như vậy, khi đăng ký biến động đất đai thì không bắt buộc phải thu hồi sổ đỏ sổ hồng mà chỉ những trường hợp phải cấp mới sổ đỏ, sổ hồng thì cơ quan có thẩm quyền mới thu hồi.
Đăng ký biến động đất đai được thực hiện bằng hình thức nào?
Căn cứ vào Điều 131 Luật Đất đai 2024 về nguyên tắc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất như sau:
Nguyên tắc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý.
2. Tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng được đăng ký theo yêu cầu của chủ sở hữu.
3. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất bao gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
4. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý đã kê khai đăng ký được ghi vào hồ sơ địa chính và được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nếu đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Như vậy, đăng ký biến động đất đai được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
- Đăng ký trên giấy;
- Đăng ký điện tử.
Cả hai hình thức đăng ký biến động đất đai nêu trên đều có giá trị pháp lý như nhau và được công nhận theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?