Sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm tốt nghiệp thì có phải hoàn trả chi phí học tập không?
- Sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm tốt nghiệp thì có phải hoàn trả chi phí học tập không?
- Tính chi phí bồi hoàn khi sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm tốt nghiệp thế nào?
- Thủ tục thu hồi chi phí bồi hoàn đối với sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm tốt nghiệp?
Sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm tốt nghiệp thì có phải hoàn trả chi phí học tập không?
Sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm tốt nghiệp thì có phải hoàn trả chi phí học tập không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định:
Bồi hoàn kinh phí hỗ trợ
1. Đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
a) Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp;
b) Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
2. Đối tượng không phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
a) Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp, sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng;
b) Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp đang công tác trong ngành giáo dục, nhưng chưa đủ thời gian theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động bố trí công tác ngoài ngành giáo dục;
c) Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp tiếp tục được cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cử đi đào tạo giáo viên trình độ cao hơn và tiếp tục công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
...
Theo quy định thì sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp là đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.
Như vậy, sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm tốt nghiệp thì phải hoàn trả (bồi hoàn) chi phí hỗ trợ học tập theo quy định.
Sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm tốt nghiệp thì có phải hoàn trả chi phí học tập không? (Ảnh từ Internet)
Tính chi phí bồi hoàn khi sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm tốt nghiệp thế nào?
Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn, căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định:
Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn
1. Chi phí bồi hoàn bao gồm kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người học.
2. Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
3. Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Nghị định này phải bồi hoàn một phần kinh phí hỗ trợ. Cách tính chi phí bồi hoàn theo công thức sau:
S = (F / T1) x (T1 -T2)
Trong đó:
- S là chi phí bồi hoàn;
- F là khoản học phí và chi phí sinh hoạt được nhà nước hỗ trợ;
- T1 là tổng thời gian làm việc trong ngành giáo dục theo quy định tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã làm việc trong ngành giáo dục được tính bằng số tháng làm tròn.
Theo đó, sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm tốt nghiệp sẽ phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Thủ tục thu hồi chi phí bồi hoàn đối với sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm tốt nghiệp?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sinh viên hoặc gia đình phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn để làm thủ tục bồi hoàn.
Thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tối đa là 4 năm, kể từ khi sinh viên sư phạm nhận được thông báo bồi hoàn kinh phí.
Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn.
Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?