Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tự ý rời vị trí trực ban có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có những nghĩa vụ gì?
Theo Điều 26 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về nghãi vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Nghĩa vụ của sĩ quan
Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:
1. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
2. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
3. Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
4. Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
5. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.
Theo đó, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có những nghĩa vụ sau đây:
- Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
- Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
- Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
- Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
- Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tự ý rời vị trí trực ban có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tự ý rời vị trí trực ban sẽ bị xử lý kỷ luật theo hình thức nào?
Theo Điều 24 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về các hành vi vi phạm quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban, trực nghiệp vụ như sau:
Vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban, trực nghiệp vụ
1. Tự ý bỏ vị trí hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu đã bị xử lý kỷ luật mà còn tái phạm thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm, đến giáng chức, cách chức.
Theo đó, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tự ý bỏ vị trí trực ban hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
Trong trường hợp đã bị xử lý kỷ luật mà còn tái phạm thì có thể bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm, đến giáng chức, cách chức.
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tự ý rời vị trí trực ban có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Theo Điều 409 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về trực ban, trực chiến, trực chỉ huy như sau:
Tội vi phạm quy định về trực ban, trực chiến, trực chỉ huy
1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ trực ban, trực chiến, trực chỉ huy gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Theo đó, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tự ý bỏ vị trí trực ban mà gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
Ngoài ra, nếu sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tự ý bỏ vị trí trực ban trong những trường hợp sau đây có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Trong chiến đấu;
- Trong khu vực có chiến sự;
- Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
- Trong tình trạng khẩn cấp;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?