Sau sáp nhập: Ủy ban nhân dân có được ủy quyền cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp khác không?
Sau sáp nhập: Ủy ban nhân dân có được ủy quyền cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp khác không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về việc ủy quyền của Ủy ban nhân dâp các cấp như sau:
- Ủy ban nhân dân ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình hoặc Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới; Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy quyền cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới; cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ủy quyền cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được giao theo quy định của pháp luật trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể, trừ trường hợp pháp luật quy định không được phân cấp, ủy quyền.
- Việc ủy quyền cho đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện đối với các nhiệm vụ, quyền hạn nhằm tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc quản trị đơn vị và cung ứng dịch vụ công.
Như vậy, sau sáp nhập tỉnh thành Ủy ban nhân dân chỉ được ủy quyền cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình hoặc Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới.
Sau sáp nhập: Ủy ban nhân dân có được ủy quyền cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp khác không? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân thực hiện ủy quyền phải đảm bảo điều kiện gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 việc ủy quyền phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Ủy quyền
...
2. Việc ủy quyền phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải xác định cụ thể nội dung, phạm vi và thời hạn ủy quyền, cách thức thực hiện và các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ủy quyền;
b) Việc ủy quyền phải phù hợp với năng lực, khả năng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận ủy quyền
...
Như vậy, việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản xác nhận cụ thể cụ thể nội dung, phạm vi và thời hạn ủy quyền, cách thức thực hiện và các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ủy quyền. Ngoài ra, việc ủy quyền phải phù hợp với năng lực khả năng của người nhận ủy quyền.
Trách nhiệm của người ủy quyền và người nhận ủy quyền là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 14 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 người ủy quyền và người nhận ủy quyền có các trách nhiệm sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã ủy quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc ủy quyền và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình ủy quyền, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận ủy quyền thực hiện không đúng nội dung, phạm vi, thời hạn đã được ủy quyền quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp việc ủy quyền dẫn đến cần thay đổi trình tự, thủ tục, thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền thì thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 13 của Luật này.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận ủy quyền phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn đã được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận ủy quyền thực hiện không đúng nội dung, phạm vi, thời hạn đã được ủy quyền thì chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền không phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện không đúng nội dung, phạm vi, thời hạn đã ủy quyền.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận ủy quyền có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền điều chỉnh nội dung, phạm vi, thời hạn ủy quyền; không được ủy quyền tiếp nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được ủy quyền.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận ủy quyền sử dụng hình thức văn bản, con dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ được ủy quyền, trừ các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
- Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức; cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức; người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền cho cấp phó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình; công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn ký thừa ủy quyền thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thời hạn tối đa là bao lâu? Hồ sơ đề nghị cấp gồm giấy tờ nào?
- Công chức bị khiển trách thì thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài bao lâu? Công chức bị khiển trách trong các trường hợp nào?
- Dịch vụ tư vấn trong đấu thầu bao gồm những hoạt động gì? Điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn như thế nào?
- Truyện truyền thuyết là gì lớp 6? Đặc điểm của truyện truyền thuyết? Giáo viên chủ nhiệm được cho phép học sinh nghỉ học 3 ngày liên tục?
- Sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình: Diện tích sau sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình là bao nhiêu?