Sau khi tốt nghiệp ngành khuyến nông lâm trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành khuyến nông lâm trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Người học ngành khuyến nông lâm trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp thì có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành khuyến nông lâm trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp ngành khuyến nông lâm trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và thú y (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Thực hiện được các hoạt động đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, tư vấn dịch vụ, truyền thông trong khuyến nông;
- Thực hiện được các công việc chuẩn bị hội thảo, hội nghị, diễn đàn, hội thi khuyến nông; theo dõi, giám sát và viết được các báo cáo về các hoạt động khuyến nông;
- Thực hiện và hướng dẫn được công việc trồng một số loài cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
- Chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi trong hợp tác xã, trang trại, và nông hộ;
- Thực hiện được phương pháp tiếp cận phù hợp với người dân trong tư vấn, hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật;
- Thực hiện được các kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với nông dân;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành khuyến nông lâm trình độ trung cấp thì người học phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngoài ra người học ngành này còn phải có những kỹ năng khác như:
- Thực hiện được các hoạt động đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, tư vấn dịch vụ, truyền thông trong khuyến nông;
- Thực hiện được các công việc chuẩn bị hội thảo, hội nghị, diễn đàn, hội thi khuyến nông; theo dõi, giám sát và viết được các báo cáo về các hoạt động khuyến nông;
- Thực hiện và hướng dẫn được công việc trồng một số loài cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
- Chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi trong hợp tác xã, trang trại, và nông hộ;
- Thực hiện được phương pháp tiếp cận phù hợp với người dân trong tư vấn, hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật;
- Thực hiện được các kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với nông dân;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngành khuyến nông lâm (Hình từ Internet)
Người học ngành khuyến nông lâm trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp thì có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Xây dựng mô hình chuyển giao khoa học công nghệ;
- Đào tạo, tập huấn khuyến nông lâm;
- Thông tin, tuyên truyền khuyến nông lâm;
- Tư vấn, dịch vụ khuyến nông lâm;
- Khuyến nông cơ sở.
Như vậy, người học ngành khuyến nông lâm trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp thì có thể làm những công việc sau đây:
- Xây dựng mô hình chuyển giao khoa học công nghệ;
- Đào tạo, tập huấn khuyến nông lâm;
- Thông tin, tuyên truyền khuyến nông lâm;
- Tư vấn, dịch vụ khuyến nông lâm;
- Khuyến nông cơ sở.
Người học ngành khuyến nông lâm trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;
- Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;
- Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm; có khả năng giải quyết công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn giám sát đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân và một phần trách nhiệm với nhóm trong phạm vi công việc được giao;
- Có khả năng đánh giá chất lượng, kết quả công việc của bản thân và nhóm sau khi hoàn thành công việc được giao.
Theo đó, người học ngành khuyến nông lâm trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không được làm gì khi phát hiện sổ kế toán có sai sót? Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu nào?
- Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên nhưng không có kết luận phân loại sức khỏe có được hay không?
- Mẫu nội dung sinh hoạt chi bộ mới nhất? Hướng dẫn sinh hoạt chi bộ mới nhất thực hiện như thế nào?
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học mới nhất như thế nào?
- Cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có phải đối tượng được hướng dẫn sử dụng kinh phí khuyến công không?