Sau khi phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi có cần theo dõi người bệnh và nếu bị xảy ra tai biến chảy máu thì xử lý ra sao?
- Thương tích bàn tay có phải là tổn thương dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày không?
- Phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi cần chuẩn bị ra sao và tiến hành kỹ thuật như thế nào?
- Sau khi phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi có cần theo dõi người bệnh và nếu bị xảy ra tai biến chảy máu thì xử lý ra sao?
Thương tích bàn tay có phải là tổn thương dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày không?
Phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi trên ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG BÀN TAY TỔN THƯƠNG GÂN DUỖI
I. ĐẠI CƯƠNG
- Thương tích bàn tay là tổn thương đa dạng phong phú, là thương tổn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày
- Cần thăm kỹ lưỡng, toàn thể để phát hiện tổn thương gân duỗi của bàn tay cũng như các tổn thương phối hợp khác
...
Theo quy định thì thương tích bàn tay là tổn thương đa dạng phong phú, là thương tổn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Cần thăm kỹ lưỡng, toàn thể để phát hiện tổn thương gân duỗi của bàn tay cũng như các tổn thương phối hợp khác.
Phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi (hình từ internet)
Phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi cần chuẩn bị ra sao và tiến hành kỹ thuật như thế nào?
Căn cứ theo Mục III và Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi trên ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG BÀN TAY TỔN THƯƠNG GÂN DUỖI
...
III. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Người bệnh bằng gây tê đám rối
2. Kỹ thuật:
- Sát khuẩn vùng mổ bằng Betadine hoặc cồn 70o
- Đặt Garo
- Cắt lọc vết thương: Đánh giá các vạt da lóc xem có sống được không
- Mở rộng vết thương theo các đường Zich - zac: đánh giá thương tổn,
- Xử trí thương tổn: Khâu gân bằng chỉ Prolene theo kiểu Kessler
- Bất động nẹp bột cẳng bàn tay tư thế chùng gân, đặt ở gan tay
...
Theo đó, phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi cần chuẩn bị như sau:
- Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.
- Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
- Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
- Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút
Bên cạnh đó là bước tiến hành kỹ thuật phẫu thuật sau khi xong bước chuẩn bị như sau:
- Bước 1 về phương pháp vô cảm người thực hiện phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi cho người bệnh bằng gây tê đám rối
- Bước 2 về kỹ thuật thực hiện phẫu thuật người thực hiện phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi tiến hành như sau:
+ Sát khuẩn vùng mổ bằng Betadine hoặc cồn 70o
+ Đặt Garo
+ Cắt lọc vết thương: Đánh giá các vạt da lóc xem có sống được không
+ Mở rộng vết thương theo các đường Zich - zac: đánh giá thương tổn,
+ Xử trí thương tổn: Khâu gân bằng chỉ Prolene theo kiểu Kessler
+ Bất động nẹp bột cẳng bàn tay tư thế chùng gân, đặt ở gan tay
Sau khi phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi có cần theo dõi người bệnh và nếu bị xảy ra tai biến chảy máu thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo Mục VI và Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật vết thương bàn tay tổn thương gân duỗi trên ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG BÀN TAY TỔN THƯƠNG GÂN DUỖI
...
VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác, da, niêm mạc, mầu sắc chi thể, vận động cảm giác chi thể, để phát hiện những biến chứng sau mổ
- Bất động bột
- Hướng dẫn tập vật lý trị liệu
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu: Băng ép cầm máu, nếu không được mở vết mổ cầm máu
- Nhiễm trùng: Tách chỉ vết mổ, thay băng hàng ngày, kháng sinh, cấy dịch làm kháng sinh đồ
- Đứt gân: Phẫu thuật nối gân hoặc chuyển gân
Theo đó, sau khi phẫu thuật có cần theo dõi người bệnh bằng các yếu tố như:
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác, da, niêm mạc, mầu sắc chi thể, vận động cảm giác chi thể, để phát hiện những biến chứng sau mổ
- Bất động bột
- Hướng dẫn tập vật lý trị liệu
Đồng thời nếu có xảy ra các tai biến sau thì tiến hành xử lý ngay:
- Chảy máu: Băng ép cầm máu, nếu không được mở vết mổ cầm máu
- Nhiễm trùng: Tách chỉ vết mổ, thay băng hàng ngày, kháng sinh, cấy dịch làm kháng sinh đồ
- Đứt gân: Phẫu thuật nối gân hoặc chuyển gân
Như vậy, sau khi phẫu thuật vẫn phải tiếp tục theo dõi người bệnh và nếu bị chảy máu thì tiến hành băng ép cầm máu, nếu không được mở vết mổ cầm máu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích tập thể đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen? Hướng dẫn cách ghi Báo cáo thành tích tập thể?
- Mẫu thông báo Nghỉ Tết âm lịch và xét tính lương Tháng 13 dành cho doanh nghiệp file word mới nhất?
- Hướng dẫn minh chứng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập mới nhất?
- Cách ghi nhận xét đánh giá của chi ủy đối với Đảng viên cuối năm 2024? Nhận xét đánh giá của chi ủy chi bộ cuối năm 2024?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương của người lao động là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương?