Sau khi khai thác lâm sản thì ai có trách nhiệm lập bảng kê lâm sản? Thẩm quyền xác nhận bảng kê lâm sản thuộc về cơ quan nào?

Tôi muốn hỏi trong trường hợp được tiến hành khai thác lâm sản đúng theo quy định của pháp luật thì sau khi khai thác, trách nhiệm lập bảng kê lâm sản thuộc về ai? Việc thực hiện được quy định cụ thể như thế nào? Thẩm quyền xác nhận bảng kê lâm sản thuộc về cơ quan nào? Xin cảm ơn.

Sau khi khai thác lâm sản thì ai có trách nhiệm lập bảng kê lâm sản?

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) quy định về đối tượng lập Bảng kê lâm sản như sau:

Bảng kê lâm sản
1. Đối tượng lập Bảng kê lâm sản:
a) Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập sau khi khai thác;
b) Chủ lâm sản lập khi bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản;
c) Người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến lâm sản;
d) Cơ quan được giao xử lý tài sản sau xử lý tịch thu lập khi bán đấu giá.
...

Như vậy, sau khi khai thác lâm sản thì chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập có trách nhiệm lập Bảng kê lâm sản.

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) có giải thích về chủ lâm sản như sau:

Giải thích từ ngữ
...
5. Chủ lâm sản là tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có quyền sở hữu hợp pháp đối với lâm sản theo quy định của pháp luật.
...

Trước đây, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) có quy định về bảng kê lâm sản như sau:

Bảng kê lâm sản

1. Bảng kê lâm sản:

a) Do chủ lâm sản lập sau khai thác; khi mua bán, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản theo quy định hoặc do người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm;

b) Chủ lâm sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai và nguồn gốc lâm sản hợp pháp tại bảng kê lâm sản;

c) Mẫu bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 và Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này.

Đồng thời, khoản 12 Điều 3 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) cũng có quy định cụ thể về chủ lâm sản như sau:

Giải thích từ ngữ

...

12. Chủ lâm sản là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu lâm sản hoặc là người đại diện cho chủ lâm sản thực hiện việc quản lý, vận chuyển lâm sản đó.

Trách nhiệm lập bảng kê lâm sản

Trách nhiệm lập bảng kê lâm sản (Hình từ Internet)

Việc lập bảng kê lâm sản được thực hiện cụ thể như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) có quy định về việc lập bảng kê lâm sản như sau:

Bảng kê lâm sản
...
2. Lập Bảng kê lâm sản:
a) Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này lập Bảng kê lâm sản tương ứng theo các Mẫu số 01, 02, 03, 04 và 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này:
Ghi chi tiết đối với khúc, lóng gỗ tròn, gỗ đẽo tròn có kích thước theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư này; gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài từ 1m trở lên, chiều rộng từ 20 cm trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên; gỗ xẻ, gỗ đẽo thành hình dạng khối trụ đa giác khác.
Ghi tổng hợp chung số lượng, khối lượng đối với gỗ tròn không đủ kích thước quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư này; gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài dưới 1m, chiều rộng dưới 20 cm, chiều dày dưới 5 cm; gỗ rừng trồng.
Ghi chi tiết hoặc ghi tổng hợp chung số lượng, khối lượng đối với từng loại lâm sản ngoài gỗ phù hợp với thực tế.
Tại cuối mỗi trang của Bảng kê lâm sản ghi tổng khối lượng lâm sản;
b) Tổ chức, cá nhân lập bảng kê lâm sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai và nguồn gốc lâm sản hợp pháp tại Bảng kê lâm sản.
...

Trước đây, căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) có quy định về việc lập bảng kê lâm sản như sau:

Bảng kê lâm sản

...

2. Lập bảng kê lâm sản:

a) Chủ lâm sản ghi đầy đủ các nội dung về lâm sản tại bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 hoặc Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này;

b) Đối với gỗ không đủ kích thước quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 Thông tư này, ghi tổng chung số lượng và khối lượng hoặc trọng lượng của lâm sản đó vào bảng kê lâm sản;

c) Chủ lâm sản khi lập bảng kê lâm sản đối với gỗ tròn, gỗ xẻ có số hiệu gỗ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 Thông tư này, phải ghi số hiệu gỗ vào bảng kê lâm sản.

d) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ hoặc động vật rừng, chủ lâm sản phải ghi chi tiết hoặc ghi tổng hợp chung số lượng và khối lượng hoặc trọng lượng đối với từng loại lâm sản trong bảng kê lâm sản;

đ) Cuối mỗi trang của bảng kê lâm sản ghi tổng số lượng và khối lượng hoặc trọng lượng, dung tích từng loại lâm sản của trang đó và có chữ ký của chủ lâm sản. Trang cuối của bảng kê lâm sản ghi tổng số lượng và khối lượng hoặc trọng lượng, dung tích của từng loại lâm sản trong cả bảng kê lâm sản.

Thẩm quyền xác nhận bảng kê lâm sản thuộc về cơ quan nào?

Theo khoản 6 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) có quy định về thẩm quyền xác nhận Bảng kê lâm sản như sau:

Bảng kê lâm sản
...
6. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận Bảng kê lâm sản: Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
...

Theo quy định cơ quan có thẩm quyền xác nhận Bảng kê lâm sản là cơ quan Kiểm lâm sở tại.

Bên cạnh đó, theo khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) có quy định hồ sơ, thủ tục xác nhận Bảng kê lâm sản như sau:

Bảng kê lâm sản
...
7. Hồ sơ:
a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Bảng kê lâm sản được lập theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Bản sao Phương án khai thác theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Thông tư này đối với trường hợp đề nghị xác nhận sau khai thác;
d) Bản sao hồ sơ lâm sản nhập khẩu quy định tại Điều 16 Thông tư này đối với trường hợp chủ lâm sản nhập khẩu bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu;
đ) Bản sao hồ sơ lâm sản sau xử lý tịch thu theo quy định tại Điều 17 Thông tư này đối với trường hợp chủ lâm sản mua trực tiếp từ cơ quan được giao xử lý tài sản, bán, chuyển giao quyền sở hữu lần kế tiếp;
e) Bản sao Bảng kê lâm sản mua bán, chuyển giao quyền sở hữu liền kề trước đó;
g) Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản đối với trường hợp xác nhận theo đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
h) Bản chính Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản là tổ chức, hộ kinh doanh xuất bán lâm sản theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Trình tự thực hiện:
a) Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng loại lâm sản đề nghị xác nhận theo quy định tại khoản 7 Điều này đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trường hợp chủ lâm sản tạo mã phản hồi nhanh (QR) chứa đựng hồ sơ lâm sản trong Bảng kê lâm sản thì không phải nộp hồ sơ quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 7 Điều này. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử (sau đây gọi là Nghị định số 45/2020/NĐ-CP).
b) Thời gian trả lời tính hợp lệ của thành phần hồ sơ:
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ theo quy định, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận Bảng kê lâm sản; xác nhận lâm sản tồn trong Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với trường hợp quy định tại điểm h khoản 7 Điều này. Trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo cho chủ lâm sản về việc xác minh; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, Cơ quan Kiểm lâm sở tại tiến hành xác minh, lập Biên bản xác minh theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và hoàn thành xác nhận Bảng kê lâm sản; xác nhận lâm sản tồn vào Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản; trường hợp có nhiều nội dung phức tạp, việc xác minh và xác nhận được thực hiện không quá 07 ngày. Trường hợp không xác nhận thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Sau khi xác nhận Bảng kê lâm sản, Cơ quan Kiểm lâm sở tại trả bản chính Bảng kê lâm sản và Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đã xác nhận cho chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền.
9. Cơ quan Kiểm lâm sở tại chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xác nhận Bảng kê lâm sản; lập và cập nhật xác nhận vào Sổ theo dõi xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; lưu giữ bản sao của Bảng kê lâm sản đã xác nhận và hồ sơ lâm sản theo quy định tại khoản 7 Điều này.

Như vậy, đối với việc lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác lâm sản, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể đối với chủ thể thực hiện, quy trình thực hiện và cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảng kê lâm sản được lập.

Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) có quy định việc xác nhận bảng kê lâm sản như sau:

Xác nhận bảng kê lâm sản

1. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảng kê lâm sản là cơ quan Kiểm lâm sở tại.

2. Hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản:

a) Bản chính bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 hoặc Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ nguồn gốc lâm sản;

c) Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có).

3. Cách thức nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

4. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không xác nhận và nêu rõ lý do;

c) Trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo cho chủ lâm sản.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, cơ quan Kiểm lâm sở tại tiến hành xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản; trường hợp phức tạp, việc xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản được thực hiện không quá 05 ngày làm việc.

Kết thúc xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản, cơ quan Kiểm lâm sở tại lập biên bản kiểm tra lâm sản theo Mẫu số 05 kèm theo Thông tư này.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc xác minh, cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không xác nhận và nêu rõ lý do.

5. Cơ quan Kiểm lâm sở tại chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xác nhận nguồn gốc lâm sản hợp pháp; lập sổ theo dõi xác nhận bảng kê lâm sản cho từng năm theo Mẫu số 06 kèm theo Thông tư này; lưu giữ bản sao của bảng kê lâm sản đã xác nhận và bản sao các tài liệu về nguồn gốc lâm sản theo quy định của pháp luật.

Lâm sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Lâm sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lâm sản đã qua chế biến (cửa gỗ bằng cây sao) có được vận chuyển đi nơi khác được không?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình nhập xuất lâm sản mới nhất? Tổ chức kinh doanh xuất bán lâm sản phải báo cáo định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Pháp luật
Sau khi khai thác lâm sản thì ai có trách nhiệm lập bảng kê lâm sản? Thẩm quyền xác nhận bảng kê lâm sản thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Chính sách phát triển chế biến lâm sản được quy định thế nào? Cơ sở chế biến lâm sản có những quyền và nghĩa vụ nào?
Pháp luật
Hành vi vận chuyển lâm sản thuộc danh mục thực vật rừng nguy cấp quý, hiếm thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh triển khai gói tín dụng 15000 tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lâm sản
3,282 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lâm sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lâm sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào