Sạt lở bờ sông được phân thành bao nhiêu loại? Đối tượng nào cần được bảo vệ ưu tiên xử lý sạt lở bờ sông?
Sạt lở bờ sông được phân thành bao nhiêu loại?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển ban hành kèm theo Quyết định 01/2011/QĐ-TTg, có quy định về phân loại mức độ sạt lở như sau:
Phân loại mức độ sạt lở
1. Sạt lở đặc biệt nguy hiểm, gây nguy hiểm trực tiếp đến đối tượng cần bảo vệ trong thời gian ngắn, gồm:
a) Sát chân đê hoặc trong phạm vi bảo vệ đê từ cấp đặc biệt đến cấp III, đe dọa trực tiếp đến an toàn đê.
b) Gây nguy hiểm trực tiếp đến các khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, trụ sở các cơ quan từ cấp huyện trở lên.
c) Đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng gồm; sân bay, đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ; bến cảng quốc gia; hệ thống điện cao thế từ 66KV trở lên; trường học, bệnh viện từ tuyến huyện trở lên.
2. Sạt lở nguy hiểm, gồm:
a) Có nguy cơ ảnh hưởng đến đê nhưng còn ngoài phạm vi bảo vệ đê từ cấp đặc biệt đến cấp III hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đê dưới cấp III.
b) Ảnh hưởng đến các khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, trụ sở các cơ quan.
c) Có nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng gồm: sân bay, đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ; bến cảng; hệ thống điện cao thế và trung thế; di tích lịch sử, văn hóa; trường học, bệnh viện, trạm y tế.
3. Sạt lở bình thường: những sạt lở khác, không thuộc quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì sạt lở bờ sông được phân thành 03 loại như sau:
- Sạt lở đặc biệt nguy hiểm, gây nguy hiểm trực tiếp đến đối tượng cần bảo vệ trong thời gian ngắn
- Sạt lở nguy hiểm
- Sạt lở bình thường: những sạt lở khác
- Thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở bờ sông
Sạt lở bờ sông được phân thành bao nhiêu loại? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào cần được bảo vệ ưu tiên xử lý sạt lở bờ sông?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển ban hành kèm theo Quyết định 01/2011/QĐ-TTg, có quy định về thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở như sau:
Thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở
1. Theo mức độ sạt lở, thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở quy định như sau:
a) Sạt lở đặc biệt nguy hiểm;
b) Sạt lở nguy hiểm;
c) Sạt lở bình thường.
2. theo đối tượng cần bảo vệ, thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở quy định như sau:
a) Sạt lở ảnh hưởng đến an toàn đê, nhất là hệ thống đê từ cấp đặc biệt đến cấp III.
b) Sạt lở trực tiếp đe dọa an toàn khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, trụ sở các cơ quan;
c) Sạt lở ảnh hưởng đến công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng quy định tại điểm c khoản 1 và 2 Điều 4 của Quy chế này;
d) Sạt lở ảnh hưởng đến các công trình, đối tượng khác.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng cần được bảo vệ ưu tiên xử lý sạt lở bờ sông như sau:
- Sạt lở ảnh hưởng đến an toàn đê, nhất là hệ thống đê từ cấp đặc biệt đến cấp III.
- Sạt lở trực tiếp đe dọa an toàn khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, trụ sở các cơ quan;
- Sạt lở ảnh hưởng đến công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng quy định tại điểm c khoản 1 và 2 Điều 4 của Quy chế này;
- Sạt lở ảnh hưởng đến các công trình, đối tượng khác.
Trình tự xử lý sạt lở bờ sông đặc biệt nguy hiểm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển ban hành kèm theo Quyết định 01/2011/QĐ-TTg, có quy định về trình tự xử lý sạt lở như sau:
Trình tự xử lý sạt lở
Khi xảy ra sạt lở, ảnh hưởng đến phạm vi, trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương nào, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương đó phải chủ động chỉ đạo xử lý theo trình tự các bước sau:
1. Xử lý sạt lở đặc biệt nguy hiểm:
a) Sơ tán khẩn cấp người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm;
b) Thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở, bố trí cán bộ trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở;
c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị thuộc thẩm quyền xử lý bước đầu để hạn chế sạt lở;
d) Tổ chức lập phương án xử lý cấp bách, phê duyệt phương án và huy động lực lượng, vật tư xử lý cấp bách theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn đê, tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước.
…
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự xử lý sạt lở bờ sông đặc biệt nguy hiểm được thực hiện như sau:
- Sơ tán khẩn cấp người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm;
- Thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở, bố trí cán bộ trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở;
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị thuộc thẩm quyền xử lý bước đầu để hạn chế sạt lở;
- Tổ chức lập phương án xử lý cấp bách, phê duyệt phương án và huy động lực lượng, vật tư xử lý cấp bách theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn đê, tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?