Nội dung điều tra cơ bản tài nguyên điện tử chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào theo Thông tư 03?
Nội dung điều tra cơ bản tài nguyên điện tử chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT quy định về nội dung và mức độ điều tra cơ bản tài nguyên điện tử chất thải rắn sinh hoạt như sau:
- Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu; khảo sát, phân tích, đánh giá tài nguyên điện từ chất thải rắn sinh hoạt và đô thị, chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh:
+ Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu hiện có về chất thải rắn sinh hoạt và đô thị, chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Tổng hợp khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và đô thị, chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh: khối lượng phát sinh hàng ngày, hàng năm; khối lượng được thu gom, phân loại, xử lý;
+ Phân tích thành phần, chủng loại chất thải rắn sinh hoạt và đô thị, chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ và khối lượng; chủng loại chất thải được thu gom, xử lý thiêu hủy trong lò đốt hoặc có khả năng đốt để phát điện;
+ Tính toán nhiệt trị của chất thải đối với từng chủng loại chất thải chính phát sinh và nhiệt trị trung bình cho 01 tấn chất thải;
+ Phân tích, đánh giá khối lượng, thành phần chất thải phát sinh, thu gom hàng năm có thể xử lý thành điện năng; khối lượng, thành phần chất thải được chôn lấp tại các bãi chôn lấp có khả năng thu hồi, xử lý thành điện năng;
+ Phân tích, đánh giá, dự báo tình hình phát sinh chất thải về khối lượng, thành phần theo năm và theo kỳ quy hoạch; phân tích, dự báo khối lượng, thành phần chất thải phát sinh có thể thu gom, xử lý thành điện năng.
- Khảo sát, đánh giá các cơ sở xử lý chất thải: hiện trạng các khu, cơ sở xử lý chất thải tập trung; vị trí, công nghệ (chôn lấp, đốt có thu hồi năng lượng; đốt không thu hồi năng lượng; tái chế và công nghệ khác); công suất thiết kế, công suất tiếp nhận xử lý thực tế; hiện trạng các cơ sở, dự án xử lý chất thải kết hợp phát điện (quy mô, công suất đốt, phát điện); đánh giá khả năng tích hợp, bổ sung công nghệ, công đoạn sản xuất điện năng từ chất thải vào hệ thống xử lý chất thải hiện có.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tiềm năng tài nguyên điện từ chất thải rắn sinh hoạt và đô thị, chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh tại khu vực điều tra; phân vùng các khu vực có triển vọng phát triển điện từ chất thải rắn sinh hoạt và đô thị, chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh.
Nội dung điều tra cơ bản tài nguyên điện tử chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào theo Thông tư 03? (Hình từ Internet)
Không gian thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên điện tử chất thải rắn sinh hoạt tập trung ở khu vực nào?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT quy định không gian thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên điện tử chất thải rắn sinh hoạt tập trung ở khu vực sau đây:
Không gian điều tra
Thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên điện từ chất thải rắn sinh hoạt và đô thị, chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh trên toàn bộ lãnh thổ đất liền, các đảo, quần đảo của Việt Nam; ưu tiên, tập trung tại các khu vực sau đây:
1. Các đô thị lớn; các khu vực nông thôn đông dân cư có mật độ dân số cao, khối lượng phát sinh chất thải lớn (chất thải rắn phát sinh trên 500 tấn/ngày).
2. Các khu vực có tiềm năng tập kết, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đô thị, chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh; các điểm tập trung bãi rác lớn có khả năng sử dụng làm nguồn nguyên liệu năng lượng.
3. Các khu vực có vị trí gần hạ tầng lưới điện phát triển, có khả năng kết nối với lưới điện sẵn có hoặc đã được quy hoạch.
Theo đó, không gian thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên điện tử chất thải rắn sinh hoạt tập trung ở khu vực sau đây:
- Các đô thị lớn; các khu vực nông thôn đông dân cư có mật độ dân số cao, khối lượng phát sinh chất thải lớn (chất thải rắn phát sinh trên 500 tấn/ngày).
- Các khu vực có tiềm năng tập kết, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đô thị, chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh; các điểm tập trung bãi rác lớn có khả năng sử dụng làm nguồn nguyên liệu năng lượng.
- Các khu vực có vị trí gần hạ tầng lưới điện phát triển, có khả năng kết nối với lưới điện sẵn có hoặc đã được quy hoạch.
Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên điện tử chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT quy định về kết quả điều tra cơ bản tài nguyên điện tử chất thải rắn sinh hoạt như sau:
- Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, bao gồm các nội dung quy định tại Điều 20 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT.
- Bản đồ phân bố tiềm năng tài nguyên điện từ chất thải rắn sinh hoạt và đô thị, chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh thể hiện trên nền bản đồ địa hình do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản với tỷ lệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc lập quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch tỉnh.
- Thông tin, dữ liệu đã thu thập, đo đạc, khảo sát (bao gồm mẫu vật, tài liệu bản giấy và dữ liệu số).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có những hoạt động biên soạn, phát hành tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền nào?
- Nghị định 91 2025 NĐ CP Quy định thời điểm xác định giá đất của quỹ đất thanh toán theo hợp đồng BT tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm năm 2025 như thế nào?
- Bản tin chiến thắng lịch sử đầu tiên ngày 30 tháng 4 được vang lên trên đài phát thanh nào? Giọng đọc là ai?
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là gì? Người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa cần phải đem theo giấy tờ gì khi tham gia giao thông?
- Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra tại đâu? Kịch bản chương trình có bao nhiêu phần?