Sáp nhập xã: Cán bộ chưa có bằng đại học được đào tạo lại thì không bị tinh giản biên chế theo Nghị định 29?
Sáp nhập xã: Cán bộ chưa có bằng đại học được đào tạo lại thì không bị tinh giản biên chế theo Nghị định 29?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ xã như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
1. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy:
...
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng;
...
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã:
...
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
...
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
...
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó;
...
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với cán bộ cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, trừ trường hợp cán bộ xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.
Đối với những chức vụ còn lại thì yêu cầu tối thiểu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ xã là phải tốt nghiệp đại học trở lên (trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định của luật đó).
Dẫn chiếu đến điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:
Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
...
d) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
...
Theo đó, cán bộ xã chưa có bằng đại học thuộc đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Chưa có bằng đại học theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm;
- Không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc
- Được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Như vậy, có thể thấy, trong trường hợp cán bộ chưa có bằng đại học theo tiêu chuẩn phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm nhưng được đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác thì không thuộc đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 29.
Sáp nhập xã: Cán bộ chưa có bằng đại học được đào tạo lại thì không bị tinh giản biên chế theo Nghị định 29? (Hình từ Internet)
Sau sáp nhập xã cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đúng không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 1/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có quy định như sau:
Về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm sau sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030, trong đó tập trung trong năm 2025 để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ theo vị trí việc làm.
Như vậy, theo quy định trên thì sau sáp nhập xã người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
Sáp nhập xã cán bộ nào được ưu tiên tuyển dụng?
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 26-HD/BTCTW năm 2023 quy định như sau:
3. Về sắp xếp tổ chức bộ máy; bố trí cán bộ, công chức, viên chức
...
3.2. Ở cấp xã
...
b) Việc bố trí, sắp xếp cán bộ cấp xã sau khi sắp xếp đơn vị hành chính phải được tiến hành đồng bộ, liên thông giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị. Ưu tiên bố trí, sắp xếp cán bộ cấp xã có đủ phẩm chất, năng lực, tiêu chuẩn, điều kiện vào các chức danh tương đương hoặc ưu tiên giới thiệu bầu chức danh cán bộ ở đơn vị hành chính cấp xã khi có nhu cầu hoặc ưu tiên tuyển dụng làm công chức (cấp huyện, cấp xã) nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
c) Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy trực thuộc xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã, bảo đảm chậm nhất sau 60 tháng kể từ ngày quyết định thành lập tổ chức có hiệu lực thi hành thì thực hiện đúng theo quy định chung. Trường hợp đặc biệt, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh báo cáo Ban Tổ chức Trung ương trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo đó, khi sáp nhập xã cần ưu tiên bố trí, sắp xếp cán bộ cấp xã có đủ phẩm chất, năng lực, tiêu chuẩn, điều kiện vào các chức danh tương đương hoặc ưu tiên giới thiệu bầu chức danh cán bộ ở đơn vị hành chính cấp xã khi có nhu cầu hoặc ưu tiên tuyển dụng làm công chức (cấp huyện, cấp xã) nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tín hiệu ưu tiên là gì? Quy định về đèn ưu tiên? Lắp đặt đèn ưu tiên phải đảm bảo điều gì theo Nghị định 151/2024/NĐ-CP?
- Mẫu đề án giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học mới nhất 2025?
- Cán bộ, công chức bị khai trừ Đảng có bị buộc thôi việc? Thời hiệu kỷ luật Đảng được tính từ thời điểm nào?
- Thủ tục Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 2025? Hồ sơ thủ tục Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia?
- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất năm 2025 theo Nghị định 26 như thế nào?