Sáp nhập tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long và tỉnh Trà vinh tổng diện tích theo dự kiến là bao nhiêu?
Sáp nhập tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long và tỉnh Trà vinh tổng diện tích theo dự kiến là bao nhiêu?
Theo tiểu mục 20 Mục II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Nghị Quyết 60-NQ/TW có nêu về sáp nhập tỉnh: Hợp nhất tỉnh Bến Tre tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh như sau:
Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
20. Hợp nhấp tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
...
Bên cạnh đó, căn cứ tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Chương IV Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 nêu rõ sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 6.296,2 km2 và quy mô dân số 3.367.400 người.
Như vậy, khi thực hiện sáp nhập tỉnh Bến Tre tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, tổng diện tích là: 6.296,2 km2
Trên đây là thông tin về tổng diện tích khi sáp nhập tỉnh Bến Tre tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.
Sáp nhập tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long và tỉnh Trà vinh tổng diện tích theo dự kiến là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc khi thực hiện việc sáp nhập tỉnh là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, sáp nhập đơn vị hành chính theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(2) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
(3) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
(4) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
(5) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, việc sáp nhập tỉnh được thực hiện theo các nguyên tắc sáp nhập nêu trên theo quy định pháp luật.
Sáp nhập đơn vị hành chính được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, sáp nhập đơn vị hành chính thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(3) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như vậy, khi sáp nhập đơn vị hành chính, thực hiện theo trình tự và thủ tục nêu trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nhân viên khách sạn trộm đồ của khách hàng có bị sa thải không? Mức phạt cho hành vi này là bao nhiêu?
- Bảng xếp hạng đua xe đạp Cúp Truyền hình 2025 25 chặng chi tiết từng ngày? Link xem bảng xếp hạng Cúp Truyền hình 2025?
- Ngày 21 tháng 4 là ngày gì? Ngày 21 tháng 4 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 21 4 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Mẫu hợp đồng mua bán, thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội mới nhất theo quy định pháp luật hiện nay?
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có tham gia hỗ trợ hòa giải tranh chấp không?