Sáp nhập tỉnh: Trường hợp sáp nhập các tỉnh trở thành đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân cần làm gì?
Sáp nhập tỉnh: Trường hợp sáp nhập các tỉnh trở thành đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp
1. Trường hợp nhiều đơn vị hành chính nhập thành 01 đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ, trừ trường hợp đơn vị hành chính mới không tổ chức cấp chính quyền địa phương.
2. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều này do 01 triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.
3. Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều này bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 34 của Luật này và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
Như vậy, khi sáp nhập tỉnh nếu trường hợp sáp nhập các tỉnh trở thành 01 đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ, trừ trường hợp đơn vị hành chính mới không tổ chức cấp chính quyền địa phương.
Sáp nhập tỉnh: Trường hợp sáp nhập các tỉnh trở thành đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân cần làm gì? (Hình từ Internet)
Mục tiêu, yêu cầu khi sáp nhập tỉnh có nội dung như thế nào theo Kết luận 127?
Căn cứ theo Mục I Kết luận 127-KL/TW năm 2025 có quy định cụ thể về mục tiêu yêu cầu khi sáp nhập tỉnh như sau:
Ngày 28/02/2025, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận 127-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo đó, mục tiêu, yêu cầu khi sáp nhập tỉnh được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể bao gồm:
(1) Bảo đảm các nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu theo các kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017.
(2) Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Việc nghiên cứu phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
(3) Xác định quyết tâm chính trị cao nhất, triển khai thực hiện theo phương châm "vừa chạy vừa xếp hàng" để hoàn thành công việc với khối lượng rất lớn, đòi hỏi cao về chất lượng, tiến độ để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào trung tuần tháng 4/2025.
(4) Các cấp ủy, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện. Quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, không gián đoạn, không ảnh hưởng đến các hoạt động của Đảng, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
(5) Tập trung quán triệt, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, chủ động tham gia các nội dung, nhiệm vụ liên quan, nhất là quan tâm công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Như vậy, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Dịch vụ tư vấn trong đấu thầu bao gồm những hoạt động gì? Điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn như thế nào?
- Truyện truyền thuyết là gì lớp 6? Đặc điểm của truyện truyền thuyết? Giáo viên chủ nhiệm được cho phép học sinh nghỉ học 3 ngày liên tục?
- Sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình: Diện tích sau sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình là bao nhiêu?
- Triệu chứng điển hình của bệnh sởi là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh sởi một cách hiệu quả?
- Sáp nhập tỉnh Lâm Đồng Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông theo Nghị Quyết 60 dự kiến diện tích bao nhiêu?