Sáp nhập tỉnh thành: Danh sách các Sở sau sáp nhập mới nhất? Cơ cấu tổ chức của Sở sau sáp nhập thế nào?
Sáp nhập tỉnh thành: Danh sách các Sở sau sáp nhập mới nhất?
Danh sách các Sở sau sáp nhập tỉnh thành được quy định tại Điều 8 Nghị định 45/2025/NĐ-CP và Điều 9 Nghị định 45/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Danh sách các Sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương
(1) Sở Nội vụ;
(2) Sở Tư pháp;
(3) Sở Tài chính;
(4) Sở Công Thương;
(5) Sở Nông nghiệp và Môi trường;
(6) Sở Xây dựng;
(7) Sở Khoa học và Công nghệ;
(8) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
(9) Sở Giáo dục và Đào tạo;
(10) Sở Y tế;
(11) Thanh tra tỉnh;
(12) Văn phòng Ủy ban nhân dân.
Danh sách các sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phương
(1) Sở Ngoại vụ;
(2) Sở Dân tộc và Tôn giáo;
(3) Sở Du lịch;
(4) Sở Quy hoạch - Kiến trúc được thành lập ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường hợp thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không tổ chức riêng Sở Quy hoạch - Kiến trúc thì sáp nhập, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Sở Xây dựng.
Sáp nhập tỉnh thành: Danh sách các Sở sau sáp nhập mới nhất? Cơ cấu tổ chức của Sở sau sáp nhập tỉnh thành thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Sở sau sáp nhập tỉnh thành thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 45/2025/NĐ-CP có quy định về cơ cấu tổ chức của Sở sau sáp nhập tỉnh thành như sau:
Cơ cấu tổ chức của sở và tiêu chí thành lập các tổ chức thuộc sở
1. Cơ cấu tổ chức của sở, gồm:
a) Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
b) Thanh tra (nếu có);
c) Văn phòng (nếu có);
d) Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có);
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
2. Tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở
a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở;
b) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III.
...
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Sở sau sáp nhập tỉnh thành bao gồm:
- Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Thanh tra (nếu có);
- Văn phòng (nếu có);
- Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có);
- Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
Nhiệm vụ quyền hạn của sở được quy định như thế nào theo Nghị định 45?
Nhiệm vụ quyền hạn của sở được quy định tại Điều 4 Nghị định 45/2025/NĐ-CP như sau:
(1) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trên địa bàn cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của sở;
- Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở (nếu có);
- Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(2) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân công.
(3) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
(4) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
(5) Quản lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.
(6) Quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.
(7) Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
(8) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
(9) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ.
(10) Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
(11) Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, thanh tra (nếu có) và phòng chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở.
(12) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
(13) Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
(14) Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ.
(15) Thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Viết chương trình Ngày hội đọc sách lớp 5 ý nghĩa? Viết chương trình cho hoạt động tham gia Ngày hội đọc sách ở lớp?
- Ví dụ về lời dẫn trực tiếp là gì? Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp? Chương trình lớp mấy học lời dẫn trực tiếp?
- Tại sao có Valentine đen ngày 14 4? Valentine đen ngày 14 4 dành cho ai? Ngày 14 4 Valentine đen có phải ngày lễ lớn?
- Cục Quản lý lao động ngoài nước có tên giao dịch quốc tế là gì? Chức năng của Cục Quản lý lao động ngoài nước là gì?
- Danh sách sáp nhập tỉnh thành 2025 theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có tên, trụ sở ra sao?