Sáp nhập tỉnh là gì? Phụ lục kèm theo đề án sáp nhập tỉnh gồm những tài liệu nào theo quy định?

Sáp nhập tỉnh là gì? Phụ lục kèm theo đề án sáp nhập tỉnh gồm những gì theo quy định tại Nghị quyết 1211? Việc lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc sáp nhập tỉnh được quy định thế nào theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương?

Sáp nhập tỉnh là gì?

>> Kết luận 127 Bộ Chính trị về lộ trình sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện trước tháng 4/2025

>>> Sáp nhập tỉnh: điều kiện, thẩm quyền, xây dựng đề án thế nào?

>>> Việc sáp nhập tỉnh thành phải bảo đảm lợi ích của ai?

Sáp nhập tỉnh là việc hợp nhất hai hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành một đơn vị hành chính mới. Đây là một quyết định của Nhà nước nhằm tái cơ cấu hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc sáp nhập tỉnh phải tuân theo quy trình pháp lý và được Quốc hội quyết định.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Phụ lục kèm theo đề án sáp nhập tỉnh gồm những gì?

Theo Điều 29 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi điểm a khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 về đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thì phụ lục kèm theo đề án sáp nhập tỉnh gồm có:

- Biểu thống kê diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc sáp nhập địa giới đơn vị hành chính;

- Biểu thống kê các chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu;

- Bản đồ hiện trạng địa giới của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc sáp nhập địa giới đơn vị hành chính và bản đồ phương án sáp nhập địa giới đơn vị hành chính;

- 01 phim tài liệu (từ 15 đến 20 phút) về vị trí, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng của khu vực đề nghị sáp nhập địa giới đơn vị hành chính;

- Biểu tổng hợp các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính; các biểu, bảng số liệu được cấp có thẩm quyền xác nhận làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính; hồ sơ đề án phân loại đô thị;

- Hồ sơ công nhận đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường; các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính (nếu có).

Sáp nhập tỉnh là gì? Phụ lục kèm theo đề án sáp nhập tỉnh gồm những tài liệu nào theo quy định?

Sáp nhập tỉnh là gì? Phụ lục kèm theo đề án sáp nhập tỉnh gồm những tài liệu nào theo quy định? Hình từ Internet)

Việc lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc sáp nhập tỉnh được quy định thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì việc lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc sáp nhập tỉnh được thực hiện như sau:

(1) Đề án sáp nhập tỉnh phải được lấy ý kiến của Nhân dân là cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc sáp nhập tỉnh. Việc lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo hình thức phát phiếu lấy ý kiến cử tri.

(2) Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với việc sáp nhập tỉnh và thực hiện các công việc sau đây:

- Quyết định thời gian lấy ý kiến, mẫu phiếu lấy ý kiến và các tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lấy ý kiến cử tri; chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến;

- Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri;

- Công khai kết quả lấy ý kiến cử tri trên trang thông tin điện tử của Chính phủ.

(3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

- Tổ chức việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh;

- Phân bổ kinh phí và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn;

- Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;

- Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh.

(4) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

- Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến trên địa bàn;

- Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.

(5) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

- Lập danh sách cử tri trên địa bàn tại thời điểm tổ chức lấy ý kiến;

- Quyết định việc phát phiếu lấy ý kiến cử tri tại xã, phường, thị trấn phù hợp với đặc điểm khu dân cư trên địa bàn;

- Tổ chức lấy ý kiến cử tri theo từng thôn, tổ dân phố;

- Tổng hợp biên bản họp, phiếu lấy ý kiến của cử tri; lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.

(6) Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri phải thể hiện tổng số cử tri trên địa bàn, số cử tri tham gia lấy ý kiến, số cử tri đồng ý, số cử tri không đồng ý, các ý kiến khác.

Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp huyện, cấp xã được gửi đến Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên; báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp tỉnh được gửi đến Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Sáp nhập đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Diện tích dân số 63 tỉnh thành Việt Nam? Danh sách các tỉnh, thành diện tích dưới 5000 km2, quy mô dân số thấp?
Pháp luật
Giữ nguyên lương, phụ cấp của cán bộ công chức sau sáp nhập đơn vị hành chính trong trường hợp nào theo Nghị định 178?
Pháp luật
Việc sáp nhập đơn vị hành chính theo mô hình địa phương 02 cấp nhằm mục tiêu gì trong quá trình tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định tên gọi đơn vị hành chính 02 cấp sau sáp nhập? Thẩm quyền quyết định sáp nhập cấp tỉnh cấp xã?
Pháp luật
Toàn văn Kế hoạch 47-KH/BCĐ 2025 sáp nhập đơn vị hành chính và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp?
Pháp luật
Kế hoạch 47 KH BCĐ về chi tiết lộ trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cần phải đảm bảo điều gì?
Pháp luật
Thủ tục đổi tên đơn vị hành chính năm 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định sáp nhập đơn vị hành chính?
Pháp luật
Trình tự sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Khi sáp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp, tổ chức chính quyền địa phương thế nào theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập đơn vị hành chính
632 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào