Sáp nhập tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình dự kiến trung tâm chính trị hành chính đặt tại tỉnh nào theo Nghị quyết 60?
Sáp nhập tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình dự kiến trung tâm chính trị hành chính đặt tại tỉnh nào theo Nghị quyết 60?
Thông tin về sáp nhập tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình dự kiến trung tâm chính trị hành chính đặt tại tỉnh nào theo Nghị quyết 60 dưới đây:
Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.
Theo đó, tại tiểu mục 6 Mục II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có nêu về sáp nhập tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình dự kiến trung tâm chính trị hành chính đặt tại tỉnh như sau:
Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
Như vậy, dự kiến hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
Sáp nhập tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình dự kiến trung tâm chính trị hành chính đặt tại tỉnh nào theo Nghị quyết 60? (Hình ảnh Internet)
Điều kiện sáp nhập tỉnh 2025 quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về điều kiện thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Theo quy định, việc sáp nhập tỉnh phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 tại cấp trung ương?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Phần II Quyết định 319/QĐ-BNV năm 2025 quy định về thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 tại cấp trung ương như sau:
(1) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, thông qua.
- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nội vụ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính.
- Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính, chủ trì khảo sát để phục vụ việc thẩm định (trường hợp cần thiết Bộ Nội vụ thành lập Hội đồng thẩm định chung về phân loại ĐVHC cấp tỉnh, cấp huyện).
- Bước 4: Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.
- Bước 5: Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Bộ Nội vụ.
(2) Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Nội vụ hoặc qua đường bưu điện; gửi hồ sơ theo Văn bản điện tử về Bộ Nội vụ.
(3) Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính, chủ trì khảo sát để phục vụ việc thẩm định.
- Thời hạn Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh là 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ của Bộ Nội vụ.
(4) Thành phần hồ sơ
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
- Báo cáo thuyết minh đánh giá các tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính;
- Bảng thống kê số liệu tiêu chuẩn làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn;
- Bản đồ xác định vị trí đơn vị hành chính được phân loại;
- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về tiêu chuẩn của yếu tố đặc thù.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bản vẽ kỹ thuật thiết kế xe cải tạo bao gồm những gì? Trường hợp nào không phải lập hồ sơ thiết kế xe cải tạo?
- Nền tảng số lớn phải là nền tảng số trung gian quy mô ra sao? Vận hành nền tảng số lớn có phải công khai tiêu chí ưu tiên hiển thị hàng hóa không?
- Đi lễ vọng Phục sinh có buộc không? Lễ vọng Phục Sinh 2025 ngày nào? Lễ Phục Sinh có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Sử dụng mã độc tấn công làm trì trệ hoạt động công ty bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định mới nhất?
- Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? Có được hưởng án treo hay không?