Sáp nhập tỉnh: Dự kiến tổng diện tích của Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang và Tỉnh Sóc Trăng sau sáp nhập là bao nhiêu?

Sáp nhập tỉnh: Dự kiến tổng diện tích của Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng sau sáp nhập là bao nhiêu? Tên của Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang và Tỉnh Sóc Trăng sau sáp nhập tỉnh sẽ tuân thủ quy định gì? Tiêu chuẩn của tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương bao gồm những quy định nào?

Sáp nhập tỉnh: Dự kiến tổng diện tích của Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng sau sáp nhập là bao nhiêu?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì dự kiến tổng diện tích sau sáp nhập tỉnh của Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang và Tỉnh Sóc Trăng như sau:

STT

Tỉnh/Thành

Diện tích(Km2)

1

Cần Thơ

1.440,4

2

Hậu Giang

1.622,2

3

Sóc Trăng

3.298,2

Như vậy, theo số liệu trên thì ta có thể biết dự kiến tổng diện tích của Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng là 6.360.8 km2 (Bằng chữ: Sáu nghìn ba trăm sáu mươi phẩy tám ki lô mét vuông)

Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang và Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng kinh tế - xã hội nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 có quy định như sau:

Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội
1. Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng
a) Phân vùng kinh tế - xã hội
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;
...

Như vậy, theo quy định như trên thì Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang và Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Sáp nhập tỉnh: Dự kiến tổng diện tích của Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang và Tỉnh Sóc Trăng sau sáp nhập là bao nhiêu?

Sáp nhập tỉnh: Dự kiến tổng diện tích của Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang và Tỉnh Sóc Trăng sau sáp nhập là bao nhiêu? (Hình từ internet)

Tên của Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang và Tỉnh Sóc Trăng sau sáp nhập tỉnh sẽ tuân thủ quy định gì?

Căn cứ theo Điều 30 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 có quy định rằng:

Tên của đơn vị hành chính thành lập mới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Tên được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số.
2. Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.
Tên của đơn vị hành chính cấp huyện thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tên của đơn vị hành chính cấp xã thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện.
3. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị hành chính có thể được đổi tên. Tên mới của đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục đổi tên đơn vị hành chính được thực hiện như đối với trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì tên của Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang và Tỉnh Sóc Trăng sau sáp nhập tỉnh sẽ phải tuân thủ 4 quy định như sau:

(1) Tên được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số.

(2) Không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.

Đồng thời, tên của đơn vị hành chính cấp huyện thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Ngoài ra, tên của đơn vị hành chính cấp xã thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện.

(3) Trong trường hợp cần thiết, đơn vị hành chính có thể được đổi tên. Tên mới của đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.

(4) Trình tự, thủ tục đổi tên đơn vị hành chính được thực hiện như đối với trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Tiêu chuẩn của tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương bao gồm những quy định nào?

Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 có quy định về tiêu chuẩn của tỉnh như sau:

Về quy mô dân số:

- Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;

- Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 1.400.000 người trở lên.

Về diện tích tự nhiên:

- Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km2 trở lên;

- Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 5.000 km2 trở lên.

Đồng thời, số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thành phố hoặc 01 thị xã.

Ngoài ra, tại Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 và bị thay thế một số điều tại khoản 20 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 có quy định về tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương như sau:

Đối với quy mô dân số: thì từ 1.000.000 người trở lên.

Đối với diện tích tự nhiên: thì từ 1.500 km2 trở lên.

Đối với đơn vị hành chính trực thuộc:

- Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;

- Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.

Đồng thời, đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.

Đối với cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu xin ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình? Tải về mẫu?
Pháp luật
Bản đồ 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 được thành lập mới khi nào? Bản đồ Việt Nam sau sáp nhập tỉnh thành 2025 khi nào được lập mới?
Pháp luật
Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập 2025 theo Nghị quyết 60? Diện tích, dân số các tỉnh thành sau sáp nhập thế nào?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh thành 2025 mới nhất: Cán bộ, công chức lãnh đạo tỉnh được bố trí sau sắp xếp như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ không đủ tiêu chuẩn vị trí việc làm sẽ bị tinh giản sau sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã 2025?
Pháp luật
Công văn 1497/BNV-TCBC về chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố khi sáp nhập tỉnh, xã 2025?
Pháp luật
Biển số xe dự kiến của thành phố Huế sau khi sáp nhập tỉnh thành? Quy trình thủ tục cấp đổi biển số xe?
Pháp luật
Sau sáp nhập tỉnh thành 2025: Còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương dự kiến đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)?
Pháp luật
Tỉnh Bắc Ninh sáp nhập Bắc Giang theo Quyết định 759 có diện tích tự nhiên sau sáp nhập là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
59 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào