Sáp nhập tỉnh: Cán bộ công chức tự nguyện xin về xã được hưởng chính sách gì theo Nghị định 178?

Sáp nhập tỉnh: Cán bộ công chức tự nguyện xin về xã được hưởng chính sách gì theo Nghị định 178? Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế do sắp xếp bộ máy đối với cán bộ công chức được lấy từ nguồn nào?

Sáp nhập tỉnh: Cán bộ công chức tự nguyện xin về xã được hưởng chính sách gì theo Nghị định 178?

>>> Nâng bậc lương với cán bộ công chức xin về xã sau Sáp nhập tỉnh?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Theo quy định pháp luật hiện hành khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị mà cán công chức ở các cơ quan trung ương và địa phương được cơ quan có thẩm quyền cử tăng cường đi công tác trong thời gian 03 năm ở cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, được hưởng các chế độ sau:

- Được tiếp tục hưởng tiền lương (bao gồm cả các khoản phụ cấp lương) theo vị trí việc làm trước khi được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi.

- Trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.

- Trường hợp đơn vị công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (không hưởng trợ cấp quy định tại điểm b khoản này).

- Sau khi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ sở, được tiếp nhận trở lại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử đi hoặc được cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp không thấp hơn vị trí việc làm trước khi đi tăng cường ở cơ sở; đồng thời, được hưởng các chính sách sau:

+ Được nâng lương vượt một bậc (thời điểm giữ bậc lương mới được tính theo thời điểm giữ bậc lương cũ) nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh.

+ Được bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022

Như vậy, trường hợp cán bộ công chức tự nguyện xin về cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã mà được cơ quan có thẩm quyền cử đi thì có thể được hưởng chế độ, chính sách trên.

Tham khảo mẫu đơn xin tự nguyện chuyển công tác Tải về

Sáp nhập tỉnh: Cán bộ công chức tự nguyện xin về xã được hưởng chính sách gì theo Nghị định 178?

Sáp nhập tỉnh: Cán bộ công chức tự nguyện xin về xã được hưởng chính sách gì theo Nghị định 178? (hình từ internet)

Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế do sắp xếp bộ máy đối với cán bộ công chức được lấy từ nguồn nào?

Theo Điều 16 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định như sau;

Nguồn kinh phí
1. Đối với cán bộ, công chức; cán bộ, công chức cấp xã; lực lượng vũ trang và người lao động (trừ người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập): Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
2. Đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.
b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu hợp pháp khác. Ngân sách nhà nước sẽ bố trí kinh phí giải quyết chính sách, chế độ trên số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao.
c) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
...

Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế do sắp xếp bộ máy đối với cán bộ công chức từ kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.

Nguyên tắc thực hiện chính sách chế độ cho cán bộ công chức theo Nghị định 178?

Theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP có 08 nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ theo Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi gồm:

(1) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.

(2) Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.

(3) Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.

(4) Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.

(5) Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

(6) Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

(7) Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.

(8) Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sáp nhập còn 34 tỉnh thành mới nhất 2025: CBCCVC nào được hưởng chế độ tại Nghị định 178 sửa đổi bởi Nghị định 67?
Pháp luật
Bản đồ 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 được thành lập mới khi nào? Bản đồ Việt Nam sau sáp nhập tỉnh thành 2025 khi nào được lập mới?
Pháp luật
Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam 2025 ở địa phương sau khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện ra sao? Mô hình chính quyền 2 cấp thế nào?
Pháp luật
Công văn 1688/BNV-CCVC hướng dẫn Nghị định 177 về chế độ chính sách cho cán bộ công chức khi sáp nhập tỉnh?
Pháp luật
Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập 2025 theo Nghị quyết 60? Diện tích, dân số các tỉnh thành sau sáp nhập thế nào?
Pháp luật
Danh sách 34 tỉnh thành mới nhất 2025 có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính dự kiến thế nào?
Pháp luật
Sau sáp nhập tỉnh thành 2025: Còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương dự kiến đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu xin ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình? Tải về mẫu?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh thành 2025 mới nhất: Cán bộ, công chức lãnh đạo tỉnh được bố trí sau sắp xếp như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ không đủ tiêu chuẩn vị trí việc làm sẽ bị tinh giản sau sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
818 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào