Sao y văn bản có thể thực hiện từ văn bản điện tử sang văn bản giấy không hay chỉ có thể sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy?
- Sao y văn bản có thể thực hiện từ văn bản điện tử sang văn bản giấy không hay chỉ có thể sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy?
- Ngoài sao y, bản sao văn bản còn có hình thức nào khác hay không?
- Ai có thẩm quyền sao y văn bản nói riêng và sao văn bản nói chung?
- Thể thức văn bản đối với bản sao y được quy định như thế nào?
Sao y văn bản có thể thực hiện từ văn bản điện tử sang văn bản giấy không hay chỉ có thể sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, hình thức sao y văn bản được quy định như sau:
"Điều 25. Các hình thức bản sao
1. Sao y gồm: Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy, sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.
a) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.
b) Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.
c) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức."
Dễ dàng nhận thấy, ngoài sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy bằng cách chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy, việc sao y văn bản có thể thực hiện đối với trường hợp sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy, thực hiện bằng cách in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy. Ngoài ra còn có thể sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử thông qua việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.
Bên cạnh đó, Điều 26 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao y như sau:
"Điều 26. Giá trị pháp lý của bản sao
Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính."
Có thể thấy, theo quy định hiện nay, bản sao y trong những trường hợp cụ thể nêu trên khi được thực hiện đúng theo quy định sẽ có giá trị pháp lý như bản chính.
Sao y văn bản
Ngoài sao y, bản sao văn bản còn có hình thức nào khác hay không?
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định những hình thức khác của bản sao gồm:
(1) Sao lục
a) Sao lục gồm: Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.
(2) Trích sao
a) Trích sao gồm: Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.
Ai có thẩm quyền sao y văn bản nói riêng và sao văn bản nói chung?
Thẩm quyền sao văn bản được quy định tại Điều 27 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc sao văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành, văn bản do các cơ quan, tổ chức khác gửi đến và quy định thẩm quyền ký các bản sao văn bản.
(2) Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Như vậy, việc sao y văn bản nói riêng và sao văn bản nói chung được thực hiện bởi những cá nhân có thẩm quyền cụ thể theo quy định trên.
Thể thức văn bản đối với bản sao y được quy định như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định:
"Nghị định 4. Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao y, sao lục, trích sao được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này."
Dẫn chiếu đến quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2021/NĐ-CP, thể thức văn bản đối với bản sao y được quy định như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm).
2. Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng.
3. Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm.
4. Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.
5. Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức.
6. Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Được thực hiện theo Mục IV Phần I Phụ lục này.
7. Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.
Phần II
THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY BẢN SAO VĂN BẢN
I. BẢN SAO SANG ĐỊNH DẠNG ĐIỆN TỬ
1. Hình thức sao
“SAO Y” hoặc “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO”.
2. Tiêu chuẩn của văn bản số hóa
a) Định dạng Portable Document Format (.pdf), phiên bản 1.4 trở lên.
b) Ảnh màu.
c) Độ phân giải tối thiểu: 200dpi.
d) Tỷ lệ số hóa: 100%.
3. Hình thức chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên bản sao định dạng điện tử
a) Vị trí: Góc trên, bên phải, trang đầu của văn bản, trình bày tại ô số 14 Mục IV Phần I Phụ lục này.
b) Hình ảnh chữ ký số của cơ quan, tổ chức: Không hiển thị.
c) Thông tin: Hình thức sao, tên cơ quan, tổ chức sao văn bản, thời gian ký (ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601) được trình bày bằng phông chữ Times New Roman, chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 10, màu đen.
II. BẢN SAO SANG ĐỊNH DẠNG GIẤY
1. Thể thức bản sao sang định dạng giấy
a) Hình thức sao: “SAO Y” hoặc “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO”.
b) Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản.
c) Số, ký hiệu bản sao bao gồm số thứ tự đăng ký (được đánh chung cho các loại bản sao do cơ quan, tổ chức thực hiện) và chữ viết tắt tên loại bản sao theo Bảng chữ viết tắt và mẫu trình bày văn bản, bản sao văn bản tại Mục I Phụ lục III Nghị định này. Số được ghi bằng chữ số Ả Rập, bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
d) Địa danh và thời gian sao văn bản.
đ) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền sao văn bản.
e) Dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản.
g) Nơi nhận.
2. Kỹ thuật trình bày bản sao sang định dạng giấy
a) Các thành phần thể thức bản sao được trình bày trên cùng một tờ giấy (khổ A4), ngay sau phần cuối cùng của văn bản cần sao dưới một đường kẻ nét liền, kéo dài hết chiều ngang của vùng trình bày văn bản.
b) Các cụm từ “SAO Y”, “SAO LỤC”, “TRÍCH SAO” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
c) Cỡ chữ, kiểu chữ của tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và thời gian sao văn bản; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản và nơi nhận được trình bày theo hướng dẫn các thành phần thể thức văn bản tại khoản 2, 3, 4, 7, 8, 9 Mục II Phần I Phụ lục này.
d) Mẫu trình bày bản sao định dạng giấy được minh họa tại Phụ lục III Nghị định này.
3. Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức bản sao sang định dạng giấy
a) Vị trí trình bày các thành phần thể thức
Ô số | : | Thành phần thể thức bản sao |
1 | : | Hình thức sao: “SAO Y”, “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO” |
2 | : | Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản |
3 | : | Số, ký hiệu bản sao |
4 | : | Địa danh và ngày, tháng, năm sao |
5a, 5b, 5c | : | Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền |
6 | : | Dấu của cơ quan, tổ chức |
7 | : | Nơi nhận |
b) Sơ đồ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?