Muốn sao y bằng Đại học thì phải đến đâu? Có thể ra phòng công chứng để sao y các loại giấy tờ đó được không?
- Thẩm quyền người thực hiện sao y chứng thực thuộc về ai?
- Muốn sao y bằng Đại học thì phải đến đâu? Có thể ra phòng công chứng để sao y các loại giấy tờ đó được không?
- Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực là bao nhiêu lâu?
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch được quy định ra sao?
Thẩm quyền người thực hiện sao y chứng thực thuộc về ai?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có quy định như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. “Người thực hiện chứng thực” là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài."
Muốn sao y bằng Đại học thì phải đến đâu? Có thể ra phòng công chứng để sao y các loại giấy tờ đó được không?
Muốn sao y bằng Đại học thì phải đến đâu? Có thể ra phòng công chứng để sao y các loại giấy tờ đó được không?
Việc thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính bạn tham khảo tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
"Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
...
4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
..."
Công chứng viên được chứng thực các việc nêu trên. Trường hợp của mình anh xem xét lựa chọn nơi chứng thực phù hợp. Bạn có thể tới UBND xã, phòng Tư pháp huyện hoặc văn phòng công chứng (công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp).
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực là bao nhiêu lâu?
Theo Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực được quy định như sau:
"Điều 7. Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ; trừ trường hợp quy định tại các Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định này."
Tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch được quy định như sau:
Điều 11. Tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch
Tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch là tiếng Việt. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?