Rằm tháng 4 âm lịch là rằm lớn? Văn khấn Rằm tháng 4 tại nhà? Rằm tháng 4 có được nghỉ hay không?
Rằm tháng 4 âm lịch là rằm lớn?
Ngày Rằm tháng 4 hằng năm chính là ngày lễ Phật Đản – một trong ba ngày lễ lớn nhất của Phật giáo, bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Đây là dịp tưởng niệm sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại vườn Lâm Tỳ Ni.
Trong Phật giáo, lễ này còn được gọi là Phật Đản Sanh, tương ứng với tháng Vaisakha (theo tiếng Phạn) hoặc Vesak (theo tiếng Pali).
Rằm tháng 4 năm 2025 (15 tháng 4 Âm năm 2025) rơi vào ngày 12/5/2025 dương lịch.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Rằm tháng 4 không phải ngày lễ lớn tại Việt Nam.
Rằm tháng 4 âm lịch là rằm lớn? Văn khấn Rằm tháng 4 tại nhà? Rằm tháng 4 có được nghỉ không? (Hình từ Internet)
Văn khấn Rằm tháng 4 tại nhà? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm Rằm tháng 4 ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh?
Tham khảo Văn khấn Rằm tháng 4 tại nhà dưới đây:
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
...
Đồng thời căn cứ theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Theo đó, việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh vào Rằm tháng 4 cần lưu ý tuân thủ nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng nêu trên.
Người lao động là Phật tử có được nghỉ hưởng lương vào ngày Rằm tháng 4 không?
Căn cứ vào Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào những ngày:
- Tết Dương lịch
- Tết Âm lịch
- Ngày Chiến thắng 30/4
- Ngày Quốc tế lao động
- Quốc khánh
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Theo đó, ngày Rằm tháng 4 không thuộc ngày lễ tết nào được phép nghỉ theo quy định cho nên vào ngày này người lao động không được nghỉ.
Do đó, người lao động là Phật tử cũng không được nghỉ vào ngày Rằm tháng 4.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Môn Ngữ Văn: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9? Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?
- Thời gian và địa điểm công bố kết quả và trao giải Hội thi Hoa lan tại Festival Hoa Lan TPHCM lần 3?
- 10 mẫu giấy phép và văn bản trong cấp phép hoạt động điện lực? Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng điện?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về hút thuốc lá? Yêu cầu cẩn đạt của kỹ năng thực hành viết văn nghị luận học sinh lớp 9 là gì?
- Đào tạo bồi dưỡng 10 000 giám đốc điều hành phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 ra sao?