Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân hiệu lực từ khi nào?
- Khi nào thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân?
- Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân có nội dung như thế nào?
- Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân hiệu lực từ khi nào?
Khi nào thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 15 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định khi xảy ra các trường hợp sau thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính:
- Hành vi của người bị đề nghị có dấu hiệu tội phạm và Tòa án phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự xem xét hoặc người bị đề nghị đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đó;
- Khi phát sinh tình tiết mới về tình trạng sức khỏe, tâm thần của người bị đề nghị và cần yêu cầu cơ quan đề nghị tiến hành trưng cầu giám định;
- Người bị đề nghị đang bị bệnh hiểm nghèo có xác nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên.
Và tại khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 04/2015/NQ-HĐTP có nêu trường hợp Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì sẽ mở lại phiên họp để xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi căn cứ tạm đình chỉ không còn.
Thời gian tạm đình chỉ không tính vào thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân hiệu lực từ khi nào? (Hình từ Internet)
Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân có nội dung như thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 thì quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân phải có các nội dung chính gồm:
- Số, ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên Tòa án ra quyết định;
- Họ và tên Thẩm phán, Thư ký phiên họp;
- Họ và tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp;
- Họ và tên đại diện cơ quan đề nghị;
- Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; tên và địa chỉ của người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị;
- Biện pháp xử lý hành chính cụ thể được đề nghị áp dụng;
- Lý do và các căn cứ ra quyết định;
- Quyết định về việc tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức thi hành quyết định;
- Quyền khiếu nại đối với quyết định;
- Hiệu lực của quyết định;
- Nơi nhận quyết định.
Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân hiệu lực từ khi nào?
Về nội dung này chị tham khảo Điều 23 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định về hiệu lực của các quyết định của Tòa án như sau:
Hiệu lực các quyết định của Tòa án
1. Quyết định áp dụng, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh này mà không có khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
2. Các quyết định của Tòa án, trừ các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực ngay, kể từ ngày ra quyết định.
Theo đó thì Điều 31 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định như sau:
Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
1. Thời hạn khiếu nại của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp, cha mẹ hoặc người giám hộ của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định; trường hợp họ vắng mặt tại phiên họp thì thời hạn khiếu nại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.
Trường hợp ốm đau, thiên tai, địch họa hoặc trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hạn khiếu nại.
2. Thời hạn kiến nghị của cơ quan đề nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định.
Theo đó thì khi hết thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án mà không có khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị thì quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân sẽ có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?