Quy cách phiếu trả lời trắc nghiệm thi trung học phổ thông theo quy định? Hướng dẫn ghi phiếu trả lời trắc nghiệm thi trung học phổ thông quốc gia?
- Quy cách phiếu trả lời trắc nghiệm thi trung học phổ thông theo quy định?
- Hướng dẫn ghi phiếu trả lời trắc nghiệm thi trung học phổ thông quốc gia?
- Quy định về đối tượng và điều kiện dự thi trung học phổ thông quốc gia như thế nào?
- Đề thi phải bảo đảm các yêu cầu gì theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông?
Quy cách phiếu trả lời trắc nghiệm thi trung học phổ thông theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Phụ luc VI ban hành kèm theo Công văn 1239/BGDĐT-QLCL năm 2025 hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 quy định về cách sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm thi tốt nghiệp trung học phổ thông như sau:
Quy cách phiếu trả lời trắc nghiệm:
- Kích thước thành phẩm:
+ Chiều dọc trong khoảng: 295-297mm;
+ Chiều ngang trong khoảng: 205-210mm;
- Loại giấy: Định lượng 100-120 g/m2, độ trắng sáng 92-95%.
- In 02 màu:
+ Màu đen mật độ TRAM 100%;
+ Mầu đỏ: các đường kẻ (ngang, dọc, các ô tròn và chữ trong ô tròn) mật độ TRAM 100%, nền mật độ TRAM 10%.
- Các điểm định vị gồm:
+ Định vị đề mã đề thi, định vị số báo danh;
+ Định vị 04 góc;
+ Định vị dọc, ngang các phương án trả lời;
+ Màu của các điểm định vị: màu đen mật độ TRAM 100%;
+ Các điểm/nút định vị 04 góc, định vị mã đề thi, định vị số báo danh, định vị dọc phải cách mép giấy tối thiểu 4,5 mm.
- Phiếu phiếu trả lời trắc nghiệm phải bảo đảm chính xác các điểm định vị và khổ giấy (được in bằng kỹ thuật in bảo đảm chất lượng, đồng đều và chính xác ví dụ như in offset; không sử dụng phiếu được in bằng hình thức photocopy hoặc máy in màu).
Quy cách phiếu trả lời trắc nghiệm thi trung học phổ thông theo quy định? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn ghi phiếu trả lời trắc nghiệm thi trung học phổ thông quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Công văn 1239/BGDĐT-QLCL năm 2025 về hướng dẫn ghi phiếu trả lời trắc nghiệm thi trung học phổ thông quốc gia như sau:
- Thí sinh cần giữ Phiếu cho phẳng, không bôi bẩn, không làm nhàu, rách nát;
- Ghi đầy đủ, rõ ràng các mục từ mục 1 đến mục 8;
- Thí sinh tô và ghi đủ số báo danh theo quy định
- Tại mục 7 và 8, ngoài việc ghi chữ số vào ô trống, thí sinh nhất thiết phải tô kín các ô tròn trong bảng phía dưới tương ứng với chữ số đã ghi
- Thí sinh tô đáp án lựa chọn cho mỗi câu hỏi ý hỏi trên đề thi vào vị trí tương ứng ở trên đề thi. Trong đó:
+ Phần I: Thí sinh chỉ tô một đáp án duy nhất tương ứng với đáp án A, B, C, D trong đề thi của câu hỏi tương ứng.
Ví dụ: Thí sinh chọn câu 1 – đáp án A, câu 2 – đáp án B, câu 3 - đáp án C, câu 4 đáp án B, câu 5 - đáp án D thì tô như Hình 1 dưới đây.
+ Phần II: Thí sinh tô vào ô tương ứng với đáp án đúng hoặc sai đối với mỗi ý trong từng câu hỏi của đề thi.
Ví dụ: Phần II, Câu 1 thí sinh chọn ý a – đúng; ý b-sai: ý c – đúng; ý d – đúng thì tô như Hình 2 dưới đây.
+ Phần III: Thí sinh tô bắt đầu từ trái sang phải và bỏ trống các ô bên phải nếu không dùng đến.
Ví dụ 1: Phần III, Câu 1 thí sinh chọn đáp án là “-1,5” thì tô như Hình 3 dưới đây.
Ví dụ 2: Phần III, Câu 1 thí sinh chọn đáp án là "1,5” thì tô như Hình 4 dưới đây.
Quy định về đối tượng và điều kiện dự thi trung học phổ thông quốc gia như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 19 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT về đối tượng và điều kiện dự thi THPT quốc gia năm 2025 như sau:
- Đối tượng dự thi gồm:
+ Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;
+ Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ở những năm trước;
+ Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
+ Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
- Điều kiện dự thi:
+ Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn;
+ Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.
Đề thi phải bảo đảm các yêu cầu gì theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT thì trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị. Đề thi phải bảo đảm các yêu cầu dưới đây:
- Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT;
- Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;
- Bám sát yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;
- Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của các môn thi được tính theo thang điểm 10 (mười);
- Mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi;
- Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.
Đồng thời, đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” của đề thi:
- Đối với đề thi tự luận chỉ kết thúc khi hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài; đối với đề thi trắc nghiệm chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của buổi thi;
- Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Tìm hiểu và nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế 2025?
- Ngày Giải phóng thành phố Hải Phòng thứ mấy 2025? Năm 2025 là kỷ niệm mấy năm ngày giải phóng Hải Phòng?
- Có thể thả Hoa Đăng mừng Lễ Phật Đản ở chùa nào tại TP. Hồ Chí Minh? 05 hành vi bị nghiêm cấm khi thả Hoa Đăng?
- Tải về Nghị định 98/2025/NĐ-CP quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước chi tiết?
- Lòng xe điếu hay lòng se điếu tên gọi nào đúng? Lòng xe điếu hay lòng se điếu mới đúng chính tả?