Quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải hay Cục Hàng hải Việt Nam?
Cơ quan có thẩm quyền quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển là Bộ Giao thông vận tải hay Cục Hàng hải Việt Nam theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 82/2019/NĐ-CP được sử đổi bởi khoản 4 Điều 4 Nghị định 74/2023/NĐ-CP quy định về quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển cụ thể như sau:
Quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển
1. Cục Hàng hải Việt Nam quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển trong các trường hợp sau trên cơ sở đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Cơ sở phá dỡ tàu biển không đáp ứng điều kiện hoạt động quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
b) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;
c) Khi có dịch bệnh, thiên tai, thảm họa và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ đề xuất, kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển; trường hợp không dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho các cơ quan liên quan biết và công bố quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển trên Cổng thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển là Cục Hàng hải Việt Nam trong các trường hợp nêu trên dựa vào cơ sở đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho các cơ quan liên quan biết và công bố quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển trên Cổng thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.
Quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển thuộc thảm quyền của Bộ Giao thông vận tải hay Cục Hàng hải Việt Nam? (Hình từ Internet).
Phương án phá dỡ tàu biển bao gồm những nội dung nào theo quy định?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 82/2019/NĐ-CP có quy định về phương án phá dỡ tàu biển cụ thể như sau:
Phương án phá dỡ tàu biển
1. Trước khi tiến hành phá dỡ từng tàu biển, chủ cơ sở phá dỡ tàu biển phải lập, phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phương án phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin chung: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ; tên và địa chỉ của cơ sở phá dỡ tàu biển; tàu biển phá dỡ (tên tàu, quốc tịch; đặc tính kỹ thuật của tàu);
b) Thông tin về phá dỡ: Quy trình công nghệ phá dỡ (thứ tự các hạng mục của tàu được thực hiện phá dỡ kèm theo bản vẽ bố trí chung của tàu biển phá dỡ, bản vẽ vị trí phá dỡ tàu biển nằm trong mặt bằng tổng thể cơ sở phá dỡ); trang thiết bị, nhân lực phục vụ phá dỡ; ngày bắt đầu và ngày hoàn thành việc phá dỡ;
c) Các biện pháp về: An toàn lao động, vệ sinh môi trường; phòng, chống cháy, nổ và phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chủ cơ sở phá dỡ tàu biển phải lập phương án phá dỡ tàu biển trước khi tiến hành phá dỡ tàu biển.
Theo đó, phương án phá dỡ tàu biển phải bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:
- Thông tin chung: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ; tên và địa chỉ của cơ sở phá dỡ tàu biển; tàu biển phá dỡ (tên tàu, quốc tịch; đặc tính kỹ thuật của tàu);
- Thông tin về phá dỡ: Quy trình công nghệ phá dỡ (thứ tự các hạng mục của tàu được thực hiện phá dỡ kèm theo bản vẽ bố trí chung của tàu biển phá dỡ, bản vẽ vị trí phá dỡ tàu biển nằm trong mặt bằng tổng thể cơ sở phá dỡ); trang thiết bị, nhân lực phục vụ phá dỡ; ngày bắt đầu và ngày hoàn thành việc phá dỡ;
- Các biện pháp về: An toàn lao động, vệ sinh môi trường; phòng, chống cháy, nổ và phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Quy trình phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 82/2019/NĐ-CP có quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển như sau:
Theo quy định này, quy trình phê duyệt phương án phá dở tàu biển được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về phương án phá dỡ tàu biển.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cảng vụ hàng hải khu vực, các cơ quan có liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có quyết định phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho cơ sở phá dỡ tàu biển; trường hợp không phê duyệt, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?