Quyền xuất khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam chấm dứt trong những trường hợp nào?
- Quyền xuất khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam chấm dứt trong những trường hợp nào?
- Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam gửi văn bản dự kiến chấm dứt hoạt động đến cơ quan nào?
- Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có những nghĩa vụ gì khi chấm dứt quyền xuất khẩu?
Quyền xuất khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam chấm dứt trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 90/2007/NĐ-CP quy định về chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam như sau:
Chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam
1. Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu mà không đề nghị gia hạn hoặc không được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu gia hạn.
b) Theo đề nghị của thương nhân.
c) Theo quyết định của Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam do vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu; không bảo đảm các điều kiện thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã đăng ký theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
...
Theo đó, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được chấm dứt trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 nêu trên.
Trong đó có trường hợp hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu mà không đề nghị gia hạn hoặc không được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu gia hạn. Hoặc theo đề nghị của thương nhân.
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
(Hình từ Internet)
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam gửi văn bản dự kiến chấm dứt hoạt động đến cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2012/TT-BCT quy định về chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam như sau:
Chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam
1. Việc chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam của thương nhân không hiện diện thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP.
2. Thương nhân không hiện diện chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 14 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP phải gửi văn bản tới Bộ Công Thương thông báo về việc dự kiến chấm dứt hoạt động của thương nhân không hiện diện theo Mẫu TB Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo quy định trên, khi thương nhân không hiện diện chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 14 nêu trên thì thương nhân có trách nhiệm phải gửi văn bản tới Bộ Công Thương thông báo về việc dự kiến chấm dứt hoạt động của thương nhân không hiện diện.
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có những nghĩa vụ gì khi chấm dứt quyền xuất khẩu?
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 Nghị định 90/2007/NĐ-CP về chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam như sau:
Chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam
...
2. Trong trường hợp chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều này, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động tới cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và phải công bố công khai trong ba số liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên một trong các loại tờ báo viết được phổ biến toàn quốc tại Việt Nam trong thời hạn ít nhất là 60 (sáu mươi) ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động.
Như vậy, trong trường hợp chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 14 trên, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động tới cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
Đồng thời phải công bố công khai trong ba số liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên một trong các loại tờ báo viết được phổ biến toàn quốc tại Việt Nam trong thời hạn ít nhất là 60 (sáu mươi) ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?