Quy trình tiếp công dân tại trong Công an nhân dân được thực hiện như thế nào? Công tác tiếp công dân này được quản lý như thế nào?
Quy trình tiếp công dân tại trong Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?
Quy trình tiếp công dân tại trong Công an nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 98/2021/TT-BCA như sau:
Quy trình tiếp công dân
1. Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định, trừ các trường tại Điều 9 Luật Tiếp công dân; yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân (nếu có); nếu là người được ủy quyền, người đại diện theo pháp luật phải có giấy tờ hợp pháp theo quy định.
2. Giải thích quyền, nghĩa vụ của công dân khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và đề nghị công dân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cho cơ quan Công an theo đúng quy định của pháp luật.
3. Trường hợp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì cán bộ tiếp công dân hướng dẫn viết đơn. Trường hợp công dân không thể tự viết đơn thì cán bộ tiếp công dân ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu công dân ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
Trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì cán bộ tiếp công dân đề nghị công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh.
4. Trường hợp nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nhau thì cán bộ tiếp công dân hướng dẫn công dân viết thành đơn riêng gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cùng cấp thì cán bộ tiếp công dân tiếp nhận đơn và các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cùng cấp thì cán bộ tiếp công dân hướng dẫn công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố).
7. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cấp dưới trực tiếp, nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì cán bộ tiếp công dân tiếp nhận đơn, báo cáo Thủ trưởng cùng cấp giải quyết hoặc đề nghị Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.
8. Khi tiếp nhận đơn và thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cán bộ tiếp công dân phải kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin, tài liệu, chứng cứ và phải lập giấy biên nhận về việc tiếp nhận, có chữ ký của cán bộ tiếp nhận. Giấy biên nhận được lập thành hai bản, giao cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh giữ một bản.
9. Sau khi tiếp nhận đơn và những thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp, cán bộ tiếp công dân phải ghi vào sổ tiếp công dân hoặc cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính.
Theo đó, quy trình tiếp công dân tại trong Công an nhân dân được thực hiện theo các quy định được nêu trên.
Quy trình tiếp công dân tại trong Công an nhân dân được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ trong Công an nhân dân có trách nhiệm gì trong công tác tiếp công dân?
Cán bộ trong Công an nhân dân có trách nhiệm gì trong công tác tiếp công dân, thì theo quy định tại Điều 8 Thông tư 98/2021/TT-BCA như sau:
Trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân
1. Bảo đảm trang phục, tác phong theo điều lệnh Công an nhân dân.
2. Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
3. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
4. Hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân theo quy định.
6. Thực hiện việc phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân theo quy định của Bộ Công an và các quy định của pháp luật có liên quan.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý.
Theo đó, trong công tác tiếp công dân thì cán bộ trong Công an nhân dân có các trách nhiệm sau:
- Bảo đảm trang phục, tác phong theo điều lệnh Công an nhân dân.
- Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
- Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
- Hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân theo quy định.
- Thực hiện việc phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân theo quy định của Bộ Công an và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý.
Công tác tiếp công dân trong Công an nhân dân được quản lý như thế nào?
Công tác tiếp công dân trong Công an nhân dân được quản lý theo quy định tại Điều 13 Thông tư 98/2021/TT-BCA như sau:
Quản lý công tác tiếp công dân
1. Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân trong phạm vi quản lý của mình theo quy định tại Điều 5 của Luật Tiếp công dân Thanh tra Bộ Công an giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý công tác tiếp công dân trong toàn lực lượng Công an nhân dân.
2. Thủ trưởng Công an các cấp chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên trực tiếp về công tác tiếp công dân trong phạm vi quản lý của mình. Thanh tra Công an các cấp giúp Thủ trưởng cùng cấp thống nhất quản lý công tác tiếp công dân của đơn vị, địa phương mình.
Như vậy, theo quy định trên thì công tác tiếp công dân trong Công an nhân dân được quản lý như sau:
- Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân trong phạm vi quản lý của mình theo quy định tại Điều 5 của Luật Tiếp công dân. Thanh tra Bộ Công an giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý công tác tiếp công dân trong toàn lực lượng Công an nhân dân.
- Thủ trưởng Công an các cấp chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên trực tiếp về công tác tiếp công dân trong phạm vi quản lý của mình. Thanh tra Công an các cấp giúp Thủ trưởng cùng cấp thống nhất quản lý công tác tiếp công dân của đơn vị, địa phương mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?