Tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan có được xác lập quyền sở hữu toàn dân không?
- Tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan có được xác lập quyền sở hữu toàn dân không?
- Tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản là cơ quan nào?
- Trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý tài sản được pháp luật quy định như thế nào?
Tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan có được xác lập quyền sở hữu toàn dân không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 77/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định tại Nghị định này gồm:
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự (sau đây gọi là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu).
2. Bất động sản vô chủ, gồm:
a) Bất động sản không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự.
b) Bất động sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, gồm: Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Tài sản là di sản không có người thừa kế, gồm:
a) Tài sản không có người nhận thừa kế theo quy định tại Điều 622 Bộ luật Dân sự.
b) Tài sản hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế nhưng không có người chiếm hữu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự.
c) Phần quyền sở hữu bất động sản khi một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế theo quy định tại khoản 4 Điều 218 Bộ luật Dân sự.
5. Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ lại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan).
...
Như vậy, tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ lại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan) sẽ thuộc đối tượng xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định.
Tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan có được xác lập quyền sở hữu toàn dân không? (Hình từ Internet)
Tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản là cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 77/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Đơn vị chủ trì quản lý tài sản
...
3. Đối với vật chứng vụ án do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định tịch thu thì cơ quan, đơn vị đã ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
4. Đối với bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế thì Sở Tài chính nơi có tài sản là đơn vị chủ trì quản lý đối với bất động sản, Phòng Tài chính - Kế hoạch nơi có tài sản là đơn vị chủ trì quản lý đối với động sản; trường hợp một vụ việc bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau (bất động sản và động sản) thì Sở Tài chính nơi có tài sản là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
5. Đối với tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
6. Đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì Chi cục Hải quan khu vực là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
...
Như vậy, đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì Chi cục Hải quan khu vực sẽ là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
Trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý tài sản được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 77/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý tài sản được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể bao gồm:
(1) Tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản từ khi tiếp nhận đến khi thực hiện việc xử lý tài sản theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Riêng trường hợp tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu thì việc bảo quản tài sản thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
(2) Lập hồ sơ, trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 3 Nghị định 77/2025/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu, hồ sơ để làm cơ sở quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
(3) Lập phương án xử lý tài sản theo thẩm quyền hoặc đề xuất phương án xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
(4) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện xử lý tài sản theo phương án đã được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
Đối với tài sản vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền mà đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 77/2025/NĐ-CP có văn bản ủy quyền thực hiện xử lý tài sản cho cơ quan thi hành án cùng cấp theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thực hiện xử lý tài sản thì cơ quan thi hành án được ủy quyền tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
(5) Thanh toán các chi phí có liên quan đến quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, bao gồm cả phần giá trị tài sản thuộc về tổ chức, cá nhân (nếu có) theo quy định của pháp luật.
(6) Thực hiện các trách nhiệm khác được quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bổ nhiệm chức danh Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh đối với cán bộ nào?
- Cục Điện lực có tên tiếng Anh là gì? Thuộc cơ quan nào của Chính Phủ? Nhiệm vụ và quyền hạn về điều tiết điện lực?
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp là tổ chức gì? Chức năng của Ban Chỉ đạo hiện nay như thế nào?
- Cục Hóa chất: Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của Cục Hóa chất quy định ra sao? 22 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay?
- Đội Thiếu niên Tiền phong được mang tên Bác Hồ từ khi nào? Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh học sinh được nghỉ học không?