Quỹ lớp đã đóng có lấy lại được không? Ban đại diện cha mẹ học sinh có được kêu gọi quyên góp cho việc sửa chữa phòng học?

Cho tôi hỏi: Trường hợp cha mẹ học sinh đã đóng góp cho quỹ lớp, tuy nhiên sau đó các khoản tiền này lại được sử dụng cho những đề mục mà phụ huynh học sinh không đồng ý với việc chi cho các mục này thì phụ huynh có được yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh đòi lại hay không? câu hỏi của chị B (Hồ Chí Minh).

Quỹ lớp đã đóng có lấy lại được không?

Quỹ lớp hay được hiểu là kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh được quy định tại Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Theo đó, tại Điều 10 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau:

Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
a) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
b) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.
2. Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh:
a) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;
b) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
3. Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
...

Đồng thời dẫn chiếu đến Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 giải thích về giao dịch dân sự như sau:

Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Cụ thể, trong trường hợp này, việc phụ huynh học sinh ủng hộ vào kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể được xem là một hành vi pháp lý đơn phương.

Việc đóng góp này làm phát sinh nghĩa vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh là phải sử dụng khoản tiền hoặc hiện vật đó đúng mục đích, đúng quy định. Do đó, việc đóng góp vào kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể được xem là một giao dịch dân sự.

Như vậy, nếu các khoản tiền đóng góp vào kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh được sử dụng cho những mục đích mà phụ huynh học sinh chưa đồng ý thì phụ huynh có thể yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm hoặc nhà trường hoàn trả lại tiền quỹ lớp đã đóng.

Quỹ lớp đã đóng có lấy lại được không? Ban đại diện cha mẹ học sinh có được kêu gọi quyên góp cho việc sửa chữa phòng học?

Quỹ lớp đã đóng có lấy lại được không? Ban đại diện cha mẹ học sinh có được kêu gọi quyên góp cho việc sửa chữa phòng học? (hình từ internet)

Ban đại diện cha mẹ học sinh có được kêu gọi quyên góp cho việc sửa chữa phòng học?

Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh được nêu tại Điều 10 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT như sau:

Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
...
4. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
a) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Chiếu theo quy định này thì ban đại diện cha mẹ học sinh không được kêu gọi quyên góp cho việc sửa chữa phòng học.

Cha mẹ học sinh có những quyền hạn nào theo quy định?

Cha mẹ học sinh có những quyền hạn được nêu tại khoản 2 Điều 8 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

Trách nhiệm và quyền của cha mẹ học sinh
1. Trách nhiệm của cha mẹ học sinh:
a) Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra.
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để chăm sóc, quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường.
c) Chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật và thực hiện các khuyến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh.
2. Quyền của cha mẹ học sinh
a) Cha mẹ học sinh có các quyền quy định tại Điều 95 của Luật Giáo dục, có quyền kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện;
b) Ứng cử, đề cử vào Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp;
c) Từ chối ủng hộ khi được Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện.
d) Thực hiện hoặc không thực hiện những nội dung chưa được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà trường có được phép trích quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để in đề thi cho học sinh không?
Pháp luật
Các khoản thu đầu năm của học sinh năm 2023-2024 là những khoản nào? Nhà trường không được thu những khoản nào của học sinh trong năm học 2023-2024?
Pháp luật
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp được tổ chức như thế nào? Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là bao lâu?
Pháp luật
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là gì? Tổng hợp những điều cần biết về ban đại diện cha mẹ học sinh lớp?
Pháp luật
Mỗi trường tiểu học có bao nhiêu Ban đại diện cha mẹ học sinh? Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Ban đại diện cha mẹ trẻ em của trường mầm non được tổ chức như thế nào? Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ trẻ em này ra sao?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu biên bản họp ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2022 - 2023? Họp ban đại diện cha mẹ học sinh một năm được tổ chức mấy lần?
Pháp luật
Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quy định mức thu quỹ năm 2022? Ban đại diện cha mẹ học sinh có được thu tiền để xây dựng trường hay không?
Pháp luật
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tổ chức các cuộc họp bất thường có ít nhất bao nhiêu cha mẹ học sinh phải tham gia?
Pháp luật
Ban đại diện cha mẹ học sinh có được yêu cầu đóng các khoản tiền xã hội không tự nguyện hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ban đại diện cha mẹ học sinh
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
702 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban đại diện cha mẹ học sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào