Tải về file excel mẫu thu chi quỹ lớp chi tiết? Lợi ích quản lý thu chi hiệu quả? Thu chi quỹ lớp phải đảm bảo điều gì?
Tải về file excel mẫu thu chi quỹ lớp chi tiết? Lợi ích quản lý thu chi hiệu quả?
Quản lý thu chi quỹ lớp hiệu quả mang lại nhiều lợi ích quan trọng, giúp duy trì sự ổn định tài chính và tăng cường sự minh bạch giữa các thành viên.
Khi quản lý thu chi quỹ lớp tốt, mọi khoản thu và chi đều được công khai, rõ ràng, giảm thiểu các tranh chấp hoặc nghi ngờ về việc sử dụng quỹ. Việc này giúp phân bổ nguồn tài chính vào các hoạt động quan trọng của lớp như tổ chức sự kiện, liên hoan hay hoạt động ngoại khóa, đồng thời tránh các khoản chi tiêu không cần thiết.
Quản lý hiệu quả còn xây dựng lòng tin, khuyến khích các thành viên tham gia đóng góp nhiều hơn, đồng thời giúp lập kế hoạch tài chính dài hạn và dự báo chi tiêu chính xác. Điều này cũng hỗ trợ lớp chủ động đối phó với những tình huống khẩn cấp và đưa ra quyết định tập thể dễ dàng hơn.
Để quản lý quỹ lớp hiệu quả, cần ghi chép chi tiết mọi khoản thu chi, công khai thông tin tài chính, lập kế hoạch ngân sách và kiểm tra định kỳ. Những bước này không chỉ giúp duy trì tài chính ổn định mà còn thúc đẩy sự đoàn kết và tinh thần đồng đội, tạo môi trường học tập tích cực và gắn kết.
>> Tham khảo:
Tải về File excel mẫu thu quỹ lớp chi tiết
Tải về File excel mẫu chi quỹ lớp chi tiết
Lưu ý:
Nguyên tắc tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh được quy định tại Điều 2 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT như sau:
- Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
- Không tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh theo hình thức liên trường và ở các cấp hành chính.
Tải về file excel mẫu thu chi quỹ lớp chi tiết? Lợi ích quản lý thu chi hiệu quả? Thu chi quỹ lớp phải đảm bảo điều gì? (Hình từ Internet)
Thu chi quỹ lớp phải đảm bảo điều gì?
Theo quy định hiện hành, không có khái niệm chính thức về "Quỹ lớp". Tuy nhiên, thuật ngữ này thường được sử dụng để thay thế cho cách gọi thông thường về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Theo đó việc thu chi quỹ lớp phải đảm bảo theo được quy định tại Điều 10 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT như sau:
(1) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.
(2) Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh:
- Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;
- Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
(3) Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
(4) Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
- Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
- Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
03 Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh?
03 Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp được quy định tại Điều 4 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT như sau:
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;
- Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?