Quy hoạch vùng được hiểu như thế nào? 8 nội dung quy hoạch vùng theo Luật Quy hoạch hiện nay ra sao?
Quy hoạch vùng được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.
...
6. Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia bao gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận gắn với một số lưu vực sông hoặc có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, dân cư, kết cấu hạ tầng và có mối quan hệ tương tác tạo nên sự liên kết bền vững với nhau.
7. Quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ta có thể hiểu quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh.
Quy hoạch vùng được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)
8 nội dung quy hoạch vùng theo Luật Quy hoạch hiện nay ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Quy hoạch 2017 được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có quy định về 8 nội dung vùng hoạch vùng hiện nay như sau:
(1) Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng
(2) Quan điểm, mục tiêu phát triển vùng
(3) Phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng; phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bố nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng
(4) Phương hướng xây dựng, bao gồm xác định hệ thống đô thị, nông thôn; khu kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao; khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích; vùng sản xuất tập trung
(5) Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng
(6) Phương hướng bảo vệ môi trường, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng
(7) Danh mục dự kiến các dự án ưu tiên của vùng
(8) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
Thành phần Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng hiện nay bao gồm những ai theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Quy hoạch 2017 có quy định như sau:
Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Thành phần Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng bao gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch là Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ. Thành viên của Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương và tổ chức, cá nhân khác. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
2. Thành phần Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh bao gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thành viên của Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương và tổ chức, cá nhân khác. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
3. Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch theo nhiệm vụ được giao. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch.
Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch có thể lựa chọn tư vấn phản biện độc lập. Tư vấn phản biện độc lập phải đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của Chính phủ.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng thẩm định quy hoạch vùng hiện nay bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch: là Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ
- Các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch bao gồm: đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương và tổ chức, cá nhân khác
- Ngoài ra, Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định sẽ do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch quyết định.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 5 Quy định về quản lý công chức đối với tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những gì?
- Có bao nhiêu hình thức công khai thông tin? 15 Thông tin phải được công khai rộng rãi hiện nay bao gồm những thông tin nào?
- Vốn đầu tư công là vốn từ nguồn thu hợp pháp nào? Định mức phân bổ vốn đầu tư công có cần được công khai không?
- Toàn bộ vốn và tài sản của doanh nghiệp tư nhân phải ghi ở đâu? Chủ doanh nghiệp tư nhân quản lý doanh nghiệp như thế nào?
- Trường hợp bị xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy năm 2025? Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy?