Quy định về việc vận chuyển thuốc thú y nhập kho và quy trình, thủ tục khi xuất hàng thuốc thú y phải đảm bảo thực hiện như thế nào?

XIn cho hỏi: Các sản phẩm thuốc thú y dự trữ quốc gia theo Quy chuẩn 22:2016/BTC bao gồm những gì? Theo như tôi được biết thì vắc xin dịch tả lợn cũng thuộc sản phẩm trong thuốc thú y dự trữ quốc gia, vậy thì vắc xin dịch tả lợn phải có chất lượng đáp ứng các yêu cầu nào? Việc vận chuyển thuốc thú y nhập kho và quy trình, thủ tục khi xuất hàng thuốc thú y phải đảm bảo thực hiện ra sao? Kho bảo quản thuốc thú y dự trữ quốc gia phải đảm bảo các yêu cầu gì và thuốc thú y có thời hạn để lưu kho trong bao lâu?

Quy định về việc vận chuyển thuốc thú y nhập kho và quy trình, thủ tục khi xuất hàng thuốc thú y phải đảm bảo thực hiện như thế nào?

Quy định về việc vận chuyển thuốc thú y nhập kho và quy trình, thủ tục khi xuất hàng thuốc thú y phải đảm bảo thực hiện như thế nào?

Các sản phẩm thuốc thú y dự trữ quốc gia theo Quy chuẩn 22:2016/BTC bao gồm những gì? Vắc xin dịch tả lợn phải có chất lượng đáp ứng các yêu cầu nào?

Theo tiểu mục 1.2, tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BTC đối với thuốc thú y dự trữ quốc gia như sau:

Thuốc thú y là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất được dùng để phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh hoặc để phục hồi, điều chỉnh, cải thiện các chức năng của cơ thể động vật, bao gồm dược phẩm, hóa chất, vắc xin, hoocmon, một số chế phẩm sinh học khác và một số vi sinh vật dùng trong thú y.

Các sản phẩm thuốc thú y dự trữ quốc gia (sau đây gọi chung là thuốc thú y) thuộc Quy chuẩn này bao gồm:

- Vắc xin lở mồm long móng.

- Vắc xin dịch tả lợn.

- Vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò.

- Hóa chất lodine.

- Hóa chất Benkocide (Glutaraldehyde và Benzalkonium chloride).

- Hóa chất Chlorine.

Cũng theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BTC về Vắc xin dịch tả lợn phải có chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:

Quy định về việc vận chuyển thuốc thú y nhập kho và quy trình, thủ tục khi xuất hàng thuốc thú y phải đảm bảo thực hiện như thế nào?

Tại Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BTC có quy định như sau:

(1) Vận chuyển

- Trước khi chuyển thuốc thú y lên các phương tiện vận chuyển hoặc đưa thuốc thú y vào kho phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ hướng dẫn cho người lao động, bảo đảm an toàn người và hàng hóa.

- Phương tiện vận chuyển thuốc thú y phải sạch sẽ, đảm bảo tránh nước, chống ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp, duy trì được chất lượng thuốc thú y (sử dụng phương tiện được trang bị thiết bị lạnh đối với các loại vắc xin). Không vận chuyển thuốc thú y với hàng khác; không bốc xếp thuốc thú y khi trời mưa.

(2) Quy trình nhập kho

* Chuẩn bị kho

- Kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải riêng biệt, không bảo quản chung với các hàng hóa khác.

- Vệ sinh kho: Trước khi nhập hàng phải vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài kho đảm bảo sạch sẽ, khô ráo.

- Kê kệ: Dùng Kệ, Palét (gỗ hoặc nhựa) kê dưới nền kho để xếp hàng.

- Hàng hóa được sắp xếp gọn gàng, khoa học, để trên giá, kệ. Giá, kệ được kê cách mặt nền ít nhất 15-20 cm, cách tường ít nhất 20 cm; khoảng cách giữa các giá, kệ hoặc giữa các khối hàng tối thiểu 30 cm để đảm bảo độ thông thoáng, dễ nhập, xuất hàng, dễ vệ sinh tiêu độc; lối đi 1 - 2 m. Đối với thuốc sát trùng, dung tích kho là 3,5 m2/ tấn sản phẩm.

- Nghiệm thu kho hàng trước khi nhập hàng: Trước khi nhập hàng vào kho phải nghiệm thu kho hàng đảm bảo kho hàng đủ điều kiện theo quy định.

* Nhập thuốc thú y vào kho

Kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan

- Hóa đơn bán hàng của nhà cung ứng.

- Phiếu kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất.

- Phiếu kiểm tra chất lượng của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương đối với từng lô hàng thuốc thú y dự trữ quốc gia.

- Biên bản nghiệm thu hàng hóa.

- Phiếu nhập kho dự trữ quốc gia.

- Hồ sơ nhập khẩu có liên quan đối với trường hợp mua hàng nhập khẩu.

Kiểm tra hàng hóa nhập kho

Hàng nhập kho phải đúng chủng loại, số lượng, quy cách đóng gói, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

Bốc xếp hàng qua cân hoặc kiểm đếm, chuyển hàng vào kho, xếp hàng trên kệ đã được kê theo quy định, đúng theo chỉ dẫn trên bao bì.

(3) Quy trình xuất hàng

Thủ tục xuất kho, cụ thể:

- Khi có quyết định xuất hàng, thủ kho phải chuẩn bị đủ sổ sách, hồ sơ, chứng từ của lô hàng.

- Trước khi xuất hàng phải kiểm tra tên, chủng loại, số lượng, chất lượng, mẫu mã, quy cách hàng hóa, số lô, hạn sử dụng hàng hóa và hồ sơ, tài liệu có liên quan.

- Xuất hàng theo nguyên tắc: Hàng nhập trước xuất trước, hàng nhập sau xuất sau.

- Xuất đúng số lượng, đúng chủng loại.

- Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị phục vụ xuất hàng dự trữ quốc gia: Các phương tiện, thiết bị để chuyển hàng khi xuất kho, thiết bị cân, đo lường phải chuẩn bị đầy đủ và được kiểm định để bảo đảm hoạt động chính xác.

- Khi xuất hàng xong phải hoàn chỉnh các thủ tục, chứng từ giao nhận theo đúng quy định.

Công tác triển khai thực hiện: Khi có lệnh xuất hàng, đơn vị dự trữ phải tổ chức triển khai thực hiện kịp thời.

Công tác kiểm tra danh mục, quy cách, số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa, phiếu kiểm tra chất lượng, hồ sơ tài liệu liên quan.

Hạ kiêu, bốc xếp qua cân, kiểm đếm, bốc giao lên phương tiện vận chuyển.

- Kiểm đếm hàng hóa, hạ thùng thuốc từ kiêu nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh đổ vỡ.

- Vận chuyển hàng ra cửa kho.

- Bốc xếp qua cân, kiểm đếm để kiểm tra khối lượng hàng hóa.

- Bốc hàng lên phương tiện vận chuyển, xếp hàng cẩn thận, ngay ngắn, đúng chỉ dẫn trên bao bì, đúng số lượng thùng/cây và đủ khối lượng theo quy định của từng loại phương tiện.

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát xuất kho:

Thủ trưởng đơn vị bảo quản và cán bộ được giao nhiệm vụ phải chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình xuất hàng nhằm đảm bảo việc xuất hàng thực hiện kịp thời, đúng quy định.

Đảm bảo an ninh, trật tự

Việc xuất hàng phải được đảm bảo an toàn, đúng quy định, tránh xảy ra mất mát hàng hóa.

Vệ sinh kho sau khi xuất hàng

Sau khi xuất hết hàng, thu gọn các vật liệu kê lót, dụng cụ và quét dọn vệ sinh kho sạch sẽ nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.

Thực hiện việc hoàn tất thủ tục hồ sơ với bên nhận hàng (nếu có).

Kho bảo quản thuốc thú y dự trữ quốc gia phải đảm bảo các yêu cầu gì và thuốc thú y có thời hạn để lưu kho trong bao lâu?

Theo Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BTC về Yêu cầu về nhà kho, về quản lý chất lượng thuốc thú y và thời gian lưu kho như sau:

* Yêu cầu về nhà kho

- Kho bảo quản thuốc thú y dự trữ quốc gia phải là loại kho kiên cố, đảm bảo ngăn được tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết và không bị ngập, úng.

- Tường và nền kho không bị thấm, ẩm ướt, mặt nền kho đảm bảo phẳng, nhẵn.

- Hệ thống cửa kho phải đảm bảo kín và ngăn ngừa được sự xâm nhập của động vật gây hại (chuột, gián) ảnh hưởng đến chất lượng thuốc bảo quản.

- Kho bảo quản thuốc thú y dự trữ quốc gia phải được trang bị thiết bị phòng chống cháy, nổ theo quy định của Nhà nước.

- Kho hàng phải có thẻ kho, sổ sách theo dõi, kiểm tra, báo cáo.

* Quy định về quản lý chất lượng thuốc thú y

- Thuốc thú y nhập kho dự trữ quốc gia phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng theo quy định tại mục 2 Quy chuẩn này.

- Trước khi nhập kho, đơn vị dự trữ quốc gia phối hợp với Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng thuốc thú y theo quy định.

- Thuốc thú y dự trữ quốc gia phải có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y.

- Thuốc thú y dự trữ quốc gia khi nhập kho phải có phiếu kiểm tra chất lượng của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương cho từng lô hàng; phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại thuốc.

* Quy định về thời gian lưu kho

Thời gian lưu kho 09 tháng đối với vắc xin và 18 tháng đối với hóa chất sát trùng (riêng Chlorine là 24 tháng).

Thuốc thú y Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuốc thú y
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thuốc thú y nhỏ tai, xịt mũi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có văn bằng kĩ sư chăn nuôi thú y có đủ điều kiện chuyên môn để buôn bán thuốc thú y hay không?
Pháp luật
Điều kiện để mở cửa hàng nhỏ chăm sóc thú y cần thực hiện những gì? Nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y bị tẩy xóa thì có được cấp lại hay không?
Pháp luật
Có bằng tốt nghiệp chăn nuôi thuốc thú y thì có được hành nghề kinh doanh thuốc thú y không?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký lưu hành KIT xét nghiệm thú y sẽ gồm những gì? Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Các loại thuốc thú y nào không phải kê đơn? Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người thì phải báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Có được phép nghiên cứu thuốc thú y có chứa chất ma túy hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép nghiên cứu thuốc thú y có chứa chất ma túy?
Pháp luật
Nhập khẩu thuốc thú y thì đăng ký lưu hành trước hay đăng ký đủ điều kiện nhập khẩu trước theo quy định?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12682:2019 quy định về trình tự lấy mẫu thuốc thú y để kiểm tra chất lượng như thế nào?
Pháp luật
Kiểm nghiệm thuốc là gì? Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y có bắt buộc phải tách biệt đảm bảo an toàn với công trình công cộng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc thú y
2,415 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc thú y

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc thú y

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào