Quy định hiện nay về phí dịch vụ tín dụng được ngân hàng nhà nước cho phép thu như thế nào?
Phí dịch vụ tín dụng được ngân hàng nhà nước cho phép thu như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau:
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc thu các khoản phí liên quan đến hoạt động cho vay, gồm:
- Phí trả nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.
- Phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
- Phí thu xếp cho vay hợp vốn.
- Phí cam kết rút vốn kể từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu.
- Các loại phí khác liên quan đến hoạt động cho vay được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan."
Như vậy, hiện tại không có văn bản nào quy định về những loại phí dịch vụ mà tổ chức tín dụng được phép thu cả, tùy lĩnh vực mà có thể có văn bản quy định.
Ví dụ dịch vụ cho vay thì có quy định như trên bạn nhé.
Phí dịch vụ tín dụng
Hoạt động thanh toán như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Quyết định 48/2007/QĐ-NHNN quy định về thu và trả phí dịch vụ thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng như sau:
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được thoả thuận trực tiếp với khách hàng về đơn vị thu, trả phí dịch vụ thanh toán trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện và phù hợp với các quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, việc thu, trả phí sẽ được thực hiện như sau:
- Đối với dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng:
+ Đối với dịch vụ cung ứng các phương tiện thanh toán: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng phương tiện thanh toán tiến hành thu phí dịch vụ từ khách hàng có nhu cầu sử dụng.
+ Đối với dịch vụ thanh toán chuyển tiền: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người chuyển tiền tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng là người chuyển tiền.
+ Đối với dịch vụ thu hộ: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên nhờ thu hoặc bên đòi tiền tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng là người thụ hưởng; tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên trả tiền tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng là người trả tiền.
+ Đối với các dịch vụ thanh toán khác: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng là người sử dụng dịch vụ thanh toán.
- Đối với dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng:
+ Đối với dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên chuyển tiền tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng là bên chuyển tiền.
+ Đối với dịch vụ nhận tiền đến từ nước ngoài: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên thụ hưởng tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng là người thụ hưởng.
+ Đối với dịch vụ nhờ nước ngoài thu hộ séc, tiền nước ngoài không đủ tiêu chuẩn lưu hành, bộ chứng từ cho khách hàng trong nước: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên nộp hoặc bên đòi tiền tiến hành thu phí dịch vụ thu hộ đối với khách hàng là bên nộp hoặc bên đòi tiền về nhận, xử lý và gửi chứng từ đi nước ngoài nhờ thu và thanh toán kết quả nhờ thu.
+ Đối với dịch vụ thu hộ nước ngoài: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên trả tiền tiến hành thu phí dịch vụ thu hộ nước ngoài đối với khách hàng là bên trả tiền trong nước về nhận, xử lý nhờ thu của nước ngoài và thanh toán (chuyển tiền) trả nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì các tổ chức tín dụng hoàn toàn có quyền áp dụng các loại phí, mức phí khác trong hoạt động cung ứng dịch vụ tín dụng, miễn là không thuộc trường hợp bị cấm.
Nguyên tắc thu phí dịch vụ thanh toán được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 12 Quyết định 48/2007/QĐ-NHNN quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán như sau:
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền thu phí của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán theo mức thu phí quy định tại Biểu phí dịch vụ thanh toán của tổ chức mình và không được thu thêm ngoài Biểu phí đã ban hành (trừ trường hợp có thỏa thuận riêng với khách hàng trước khi thực hiện dịch vụ thanh toán).
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải hoàn trả lại khoản phí dịch vụ thanh toán đã thu trong trường hợp khách hàng yêu cầu hủy bỏ dịch vụ thanh toán hoặc dịch vụ thanh toán không thực hiện được vì sai sót, sự cố không phải do lỗi của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gây ra.
- Đơn vị tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được thu phí dịch vụ thanh toán đối với các khoản thanh toán trực tiếp giữa khách hàng với đơn vị mình (trả nợ, trả lãi, trả phí dịch vụ, trả tiền mua giấy tờ in hoặc phương tiện thanh toán).
- Đối với các giao dịch thanh toán trong nước, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng không được tự ý thu phí dịch vụ thanh toán từ khách hàng là người thụ hưởng.
- Đối với các giao dịch thanh toán trong nước, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được tự ý khấu trừ số tiền chuyển của khách hàng để thu phí dịch vụ thanh toán phát sinh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?