Thí sinh vẽ vào giấy làm bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT bị xử lý như thế nào theo Thông tư 24?
Thí sinh vẽ vào giấy làm bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT bị xử lý như thế nào theo Thông tư 24?
Căn cứ Điều 57 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về xử lý thí sinh vẽ vào giấy làm bài thi tốt nghiệp THPT như sau:
Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi
Mọi vi phạm Quy chế thi đều bị lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho thí sinh.
...
3. Đình chỉ thi:
a) Đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây: Đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụng trái phép theo quy định tại Điều 21 Quy chế này vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ, đe dọa những người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác; không tuân thủ hướng dẫn của Giám sát phòng thi hoặc người quản lý phòng chờ khi di chuyển trong khu vực thi và trong thời gian ở phòng chờ;
...
Theo đó, thí sinh viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi sẽ bi đình chỉ thi.
Thí sinh vẽ vào giấy làm bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT bị xử lý như thế nào theo Thông tư 24? (Hình từ Internet)
Khu vực làm phách bài thi tự luận tốt nghiệp THPT cần công an bảo vệ không?
Căn cứ Điều 32 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định yêu cầu của khu vực làm phách bài thi tự luận tốt nghiệp THPT như sau:
Làm phách bài thi tự luận
1. Khu vực làm phách phải bảo đảm an ninh, an toàn có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và có công an bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày; không có thiết bị thu phát thông tin và hình ảnh. Người tham gia làm phách không được mang các thiết bị thu phát thông tin vào khu vực làm phách. Những người làm việc trong khu vực làm phách chỉ được hoạt động trong phạm vi không gian cho phép, theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. Công việc của các vòng cụ thể như sau:
a) Vòng trong: Là khu vực khép kín, cách ly tuyệt đối với bên ngoài, chỉ gồm thành viên trực tiếp tham gia làm phách bài thi tự luận và người làm nhiệm vụ giám sát do giám đốc sở GDĐT điều động; trước khi thực hiện làm phách, Ban Làm phách phải phối hợp với công an để xây dựng phương án bảo đảm an ninh an toàn cho công tác làm phách, kiểm tra bảo đảm cửa sổ các phòng phải được dán kín và được công an cùng với lãnh đạo Ban Làm phách niêm phong bảo đảm không thể nhìn được từ bên ngoài. Hằng ngày, những người ở vòng trong tiếp nhận vật liệu và đồ ăn, uống từ bên ngoài chuyển vào qua vòng ngoài;
b) Vòng ngoài: Là khu vực tiếp giáp vòng trong và bên ngoài, đầu mối giao tiếp giữa vòng trong với bên ngoài; gồm bảo vệ, công an, y tế, phục vụ; được trang bị 01 (một) điện thoại theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Quy chế này. Những người làm việc ở vòng ngoài có nhiệm vụ tiếp nhận vật liệu và đồ ăn, uống từ bên ngoài chuyển vào vòng trong; kiểm tra vật liệu và các đồ vật từ vòng trong chuyển ra.
...
Theo đó, khu vực làm phách phải bảo đảm an ninh, an toàn có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và có công an bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày; không có thiết bị thu phát thông tin và hình ảnh.
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:
- Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao;
+ Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
+ Không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án mà chưa hết thời hạn xoá kỷ luật hoặc xoá án tích.
- Những người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không được tham gia công tác ra đề thi cho kỳ thi và không được tham gia tổ chức thi tại địa phương nơi có người thân dự thi.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2025 tại cấp tỉnh? Hồ sơ thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân trong năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được quy định như thế nào?
- Hướng dẫn thủ tục gia hạn nộp thuế năm 2025 thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính?
- Xe ô tô có được phép quay đầu xe trong hầm đường bộ không? Xe ô tô quay đầu xe trong hầm đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Ngày 15 tháng 5 là ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đúng không? Ý nghĩa của ngày 15 tháng 5 năm 1941?