Đáp án cuộc thi Tìm hiểu và nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế 2025?
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu và nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế 2025?
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu và nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế 2025 như sau:
Câu 1: Theo quy định hiện hành, tổng thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất đối với người lao động (nhóm 4) bao gồm cả thời gian kiểm tra là bao nhiêu giờ?
08 giờ
16 giờ
24 giờ
48 giờ
Câu 2: Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp nào?
Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp
Bị tai nạn lao động nhiều lần
Bị nhiều bệnh nghề nghiệp
Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Theo anh, chị ngành y tế có bao nhiêu nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
56
66
76
86
Câu 4: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với ai?
Người sử dụng lao động.
Người lao động
Cả A và B
Câu 5: Hàng năm, người sử dụng lao động có phải tổ chức sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị không?
Có
Không
Không biết
Câu 6: Thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) cho mỗi con tối đa là bao nhiêu ngày nếu con dưới 03 tuổi?
10 ngày
15 ngày
20 ngày
25 ngày
Câu 7: Theo anh, chị người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện nào?
Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây: (i) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế; (ii) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động).
Tất cả người lao động
Cả A và B
Câu 8: Theo anh, chị lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày bao nhiêu phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động?
30 phút
60 phút
90 phút
120 phút
Câu 9: Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ phép hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa bao nhiêu năm một lần?
02 năm
03 năm
04 năm
05 năm
Câu 10: Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
Ốm đau; Thai sản; Hưu trí; Tử tuất; Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động
Trợ cấp thai sản; Hưu trí; Tử tuất; Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Ốm đau; Thai sản; Hưu trí; Tử tuất;
Hưu trí; Tử tuất; Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động
Câu 11: Theo anh, chị quy trình tháo găng gồm bao nhiêu bước?
3 bước
5 bước
7 bước
9 bước
Câu 12: Theo anh, chị sự cố làm đổ dung dịch chứa tác nhân gây bệnh bên ngoài tủ an toàn sinh học mà TNGB lây nhiễm qua đường hô hấp cần phải xử lý như thế nào?
Nín thở và rời khỏi phòng ngay lập tức; Báo đồng nghiệp làm trong phòng (nếu có) rời khỏi PXN và đóng cửa lại; Đặt biển cảnh báo “NGUY HIỂM, CẤM VÀO” ở cửa ra, vào PXN.
Cởi bỏ quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang... và cho vào túi, thùng đựng chất thải lây nhiễm; Rửa, khử trùng tay và những chỗ nghi ngờ bị bắn dung dịch chứa TNGB.
Đợi ít nhất 30 phút để khí dung tạo ra do đánh đổ lắng xuống hoặc trao đổi ra ngoài PXN; Sau 30 phút, mặc trang bị BHCN và thực hiện từ bước 3 đến bước 11 của quy trình xử lý sự cố đối với TNGB không lây nhiễm qua đường hô hấp.
Cả phương án A, B, C đều đúng.
Câu 13: Theo anh, chị có bao nhiêu biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ trong cơ sở y tế?
2 biện pháp
4 biện pháp
6 biện pháp
8 biện pháp
Câu 14: Theo anh, chị để đảm bảo an toàn khi vận hành thiết bị áp lực thì người lao động phải thực hiện những nội dung gì?
Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp; bận hành thiết bị một cách an toàn theo đúng quy trình của đơn vị; kịp thời và bình tĩnh xử lý sự cố theo đúng quy định của đơn vị khi sự cố xảy ra, đồng thời báo ngay cho người phụ trách những hiện tượng không an toàn của thiết bị áp lực.
Trong khi thiết bị áp lực đang hoạt động không được làm việc riêng hoặc bỏ vị trí công tác; Cấm chèn hãm, hoặc dùng bất cứ biện pháp gì để tăng thêm tải trọng của van an toàn trong khi thiết bị áp lực đang hoạt động.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng của thiết bị áp lực, sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra - đo lường, các cơ cấu an toàn và các phụ tùng của thiết bị áp lực; Nghiêm cấm việc sửa chữa thiết bị áp lực khi đang có áp suất.
Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 15: Theo anh, chị thợ điện phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào sau đây:
Đủ 18 tuổi; Có giấy chứng nhận sức khoẻ, có đủ sức khoẻ để làm việc, không bị thần kinh, thấp khớp, lao phổi;
Khám sức khoẻ định kỳ theo quy định; Có chứng chỉ đào tạo do các cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.
Huấn luyện kiểm tra kiến thức quá trình kỹ thuật an toàn và sát hạch để cấp thẻ an toàn theo các quy định hiện hành (Nghị định 44/2016/NĐ-CP, thông tư 05/2021/TT-BCT). Định kỳ hàng năm phải tổ chức ôn luyện và sát hạch lại, những người đạt yêu cầu được tiếp tác làm việc.
Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 16: Theo anh, chị có bao nhiêu bước vệ sinh môi trường bề mặt?
3 bước
5 bước
7 bước
9 bước
Câu 17: Theo anh, chị có bao nhiêu tình huống có thể dẫn đến tại nạn điện?
3 tình huống
4 tình huống
5 tình huống
6 tình huống
Câu 18: Theo anh, chị để tổ chức làm việc an toàn về điện trong y tế cần phải tuân thủ bao nhiêu điều kiện?
09 điều kiện
10 điều kiện
11 điều kiện
12 điều kiện
...tiếp tục cập nhật
Câu 19: Anh, chị hãy cho biết các bước tiến hành vận chuyển an toàn cho bệnh nhân?
Kiểm tra hồ sơ (Kiểm tra lại hồ sơ về chỉ định, chống chỉ định của việc vận chuyển bệnh nhân...).
Kiểm tra lại bệnh nhân (Khám lại, đánh giá lại chức năng sống của bệnh nhân).
Thực hiện kỹ thuật (Kỹ thuật nâng và chuyển bệnh nhân; Kỹ thuật khiêng an toàn; Kỹ thuật chuyển bệnh nhân từ cáng vào giường bệnh và ngược lại).
Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 20: Theo anh, chị bộ dụng cụ xử lý sự cố tràn đổ mẫu bệnh phẩm gồm có bao nhiêu món đồ?
10 món đồ
12 món đồ
14 món đồ
16 món đồ
...tiếp tục cập nhật
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu và nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế 2025 tham khảo như trên.
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu và nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế 2025? (Hình từ Internet)
Thể lệ cuộc thi tìm hiểu pháp luật ATVSLĐ?
Thể lệ cuộc thi tìm hiểu pháp luật ATVSLĐ như sau:
NỘI DUNG THI
Kiến thức chung về pháp luật An toàn, vệ sinh lao động.
Các chế độ chính sách về bảo hộ lao động.
Kiến thức về An toàn, vệ sinh lao động phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
ĐỀ THI
Đề thi được thiết kế gồm 2 phần: phần kiến thức (20 câu hỏi) và phần dự đoán số người tham dự cuộc thi (01 câu hỏi).
Đề thi kiến thức được lấy ngẫu nhiên trong 150 câu hỏi bao gồm:
05 câu hỏi kiến thức chung về pháp luật An toàn, vệ sinh lao động;
05 câu hỏi về chế độ chính sách Bảo hộ lao động;
10 câu hỏi về An toàn, vệ sinh lao động, phòng chống Bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế.
Mỗi câu có từ 03 đến 04 phương án trả lời, thí sinh dự thi chỉ được lựa chọn 01 (một) phương án.
HÌNH THỨC, CÁCH THỨC DỰ THI
Cuộc thi được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến (online) trên cổng thông tin điện tử của Công đoàn Y tế Việt Nam. Người dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp trên máy vi tính, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác có kết nối internet theo phần mềm bộ câu hỏi đã được thiết kế.
Thí sinh dự thi đăng ký thi theo thông tin cá nhân được yêu cầu trước khi trả lời câu hỏi thi; thông tin thí sinh là căn cứ để Ban tổ chức xét và trao giải. Ban tổ chức không công nhận kết quả đối với thí sinh đăng ký thông tin cá nhân không chính xác. Thí sinh dự thi chỉ được tham gia thi 01 lần.
Sau khi điền đầy đủ, chính xác phần thông tin cá nhân, thí sinh dự thi chuyển đến phần bài dự thi. Bài dự thi có 21 câu hỏi, trong đó có 20 câu trắc nghiệm và 01 câu hỏi phụ về dự đoán số người tham gia cuộc thi.
Thời gian thi: 15 phút.
Bài dự thi chỉ được xem là hợp lệ khi thí sinh dự thi trả lời đầy đủ 21 câu hỏi.
Phương án bảo đảm an toàn vệ sinh lao động có bắt buộc mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình hay không?
Căn cứ theo Điều 29 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Lập phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
1. Trong hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải có phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.
2. Phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở;
b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở;
c) Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động;
d) Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp.
Như vậy, đối với việc lập phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động bắt buộc có nội dung liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở.
Đồng thời, khi lập phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau:
+ Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở;
+ Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động;
+ Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia? Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm?
- Viết đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống lớp 4? Mẫu đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sống ra sao?
- Ngày Quốc tế Gia đình 2025 ngày nào? Chủ đề Ngày Quốc tế Gia đình 2025? Ý nghĩa Ngày Quốc tế Gia đình 2025?
- Cục Phòng bệnh có nhiệm vụ gì trong kiểm soát và điều trị HIV/AIDS? Cục Phòng bệnh thuộc Bộ Y tế có tư cách pháp nhân không?
- 10+ Lời chúc ngày Quốc tế Gia đình hay nhất? Ngày Quốc tế Gia đình người lao động có được nghỉ làm việc và được hưởng lương không?